CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3. TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.3.2 Các yếu tố kinh tế xã hội
1.3.2.1 .Tình hình phân bố dân cư :
Ở trong vùng hiện tồn tại các mô hình phân bố dân cư như (a) tập trung lớn và vừa tại các thành phố, thị xã và thị trấn, (b) tập trung thành các tuyến dân cư dọc theo các trục giao thông, vùng ven biển, ven sông và các kênh rạch lớn, (c) hình thành các cụm nhỏ như thị tứ, thôn, ấp và (d) phân tán theo địa hình và phù hợp với tập quán sản xuất nông hộ... Nhìn chung, ở vùng ngập lũ sâu tồn tại dạng phân bố tập trung và theo tuyến, còn lại ở vùng ngập lũ nông và không ngập phổ biến hình thức tuyến và phân tán.
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam Hình 1.8 : Bản đồ cụm tuyến dân cư vùng TGLX
Nhìn chung, tình trạng định cư của vùng ven biển TGLX rất phân tán. Các tuyến dân cư, các điểm dân cư phân bố rất tản mát. Đây là vấn đề khó khăn cho việc phát triển nông thôn theo hướng văn minh hiện đại. Tỷ lệ dân cư tăng cơ học tỷ lệ thuận với tốc độ phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Đây là 1 thảm họa môi trường mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo.
1.3.2.2 Giáo dục, y tế
Hiện nay ở trong vùng mỗi huyện đều có bệnh viện, mỗi xã đều có trạm xá, tuy nhiên trang bị y tế nghèo nàn và thiếu thuốc men, thiếu cán bộ y tế nên điều kiện khám chữa bệnh rất khó khăn.
Về giáo dục, tất cả các huyện đều có trường cấp III, các xã đều có trường cấp I, cấp II nhưng cơ sở vật chất không đủ, phòng học thiếu, học cụ nghèo nàn, thiếu giáo viên nên chất lượng dạy và học còn kém. Tỷ lệ các em ở tuổi đến trường bị thất học tương đối cao so với các vùng khác.
1.3.2.3. Hiện trạng các ngành kinh tế chính
a. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình nông nghiệp:
Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 của vùng TGLX do Phân viện Quy họach &
Thiết kế Nông nghiệp miền Nam cung cấp - xem [Bảng 1.15].
Bảng 1.15: Cơ cấu sử dụng đất vùng TGLX năm 2005
STT HẠNG MỤC Diện tích
(ha)
Vùng I
Vùng II
Vùng III
Vùng IV Diện tích tự nhiên 492.587 157.614 94.993 89.507 150.473 I Đất nông nghiệp 335.684 130.981 61.387 58.228 85.088
1 Cây hàng năm 293.674 118.969 55.651 54.793 64.261
a 3 vụ lúa (ĐX +HT +TĐ) 48.193 42.039 6.154 0 0
b 2 vụ lúa (ĐX+ HT) 206.456 69.850 40.260 46.923 49.423
c 1 lúa (DX) + 1 Hoa màu(Rau,đâu) 9.000 3.120 1650 4230 0
d 1 lúa (HT) + 1 thủy sản (tôm) 8.990 0 0 2.680 6.310
e 1 lúa ( Mùa) 9.711 0 6.674 3.037
f 1 vụ lúa ĐX ( vùng TGHT) 1.691 0 0 0 1.691
h cây CN hàng năm ( mía,khóm) 9.633 3.960 913 960 3.800
2 Cây lâu năm 37.265 11.312 5.136 3.150 17.667
a Cây ăn quả 11.200 4.663 1.590 960 3.987
b Cây CN ( dừa, thốt nốt..) 5.459 1.869 1.120 650 1.820
c Vườn tạp 20.606 4.780 2.426 1.540 11.860
3 Chuyên tôm nước mặn 3.245 0 0 285 2.960
4 Mặt nước nuôi TS nước ngọt 1.500 700 600 0 200
II Đất rừng 52.094 0 5.598 12.496 34.000
III Đất chuyên dùng và thổ cư 44.956 17.560 8.844 7.940 10.612 IV Đất chưa sử dụng + đồi núi 46.799 4.823 18.690 8.033 15.253
V Sông rạch 13.054 4.250 474 2.810 5.520
Nguồn: Phân viện Quy họach & Thiết kế nông nghiệp miền Nam.
Trồng trọt: Các loại cây trồng chính: lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm và cây lâu năm.
• Lúa : Lúa là cây trồng chính ở vùng TGLX được bố trí theo các mùa vụ chính là:
Đông Xuân (ĐX), Hè Thu (HT), Thu Đông (TĐ, Mùa. Diện tích lúa xem [Bảng 1.16]:
Bảng 1.16: Diện tích lúa phân theo các trạm khí hậu năm 2005
Hạng mục Diện tích (ha)
Tổng DT Long Xuyên Châu Đốc Rạch Giá Hà Tiên
Lúa ĐX 265.340 115.009 48.064 51.153 51.114
Lúa HT 263.639 111.889 46.414 49.603 55.733
Lúa TĐ 48.193 42.039 6.154 0 0
Lúa Mùa 9.711 0 6674 0 3.037
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ.
• Về thời vụ: Theo kết quả điều tra của Viện Quy họach Thủy lợi miền Nam ở các địa phương, thời vụ chính của các lọai cây trồng vùng TGLX như sau:
+ Lúa ĐX: gieo sạ từ tháng XII ÷ I, thu hoạch từ tháng III ÷ tháng IV.
+ Lúa HT: gieo sạ từ tháng IV ÷V, thu hoạch vào đầu tháng VIII;
+ Lúa TĐ: gieo sạ cuối tháng VIII, thu hoạch chủ yếu vào tháng XI.
+ Lúa Mùa: gieo sạ đầu tháng VII, thu hoạch tháng XI.
• Cây hàng năm: cây hàng năm gồm:
Hoa màu lương thực (ngô, khoai lang, khoai mỳ); Rau đậu các lọai; Cây công nghiệp hàng năm (đậu nành, đậu phộng);Mía, khóm.
• Cây lâu năm: cây lâu năm bao gồm:
- Cây ăn quả( cam, quít, xòai, chôm chôm, nhãn…); Cây công nghiệp lâu năm(
dừa, điều, thốt nốt).
Nguồn: Phân viện Quy họach&Thiết kế nông nghiệp miền Nam.
Hình 1.9: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 vùng TGLX b. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản phát triển đa dạng với các hình thức như sau:
- Thủy sản nước ngọt: cá bè, nuôi cá ao, nuôi cá, tôm trên ruộng lúa).
- An Giang: Năm 2004 số lượng lồng cá bè là 3.086 chiếc, sản lượng đạt 41.698 tấn; Năm 2004 số lượng lồng cá bè là 3.278 chiếc, sản lượng đạt 56.000 tấn;
- Cần Thơ : Năm 2004 số lượng lồng cá bè là 286 chiếc, sản lượng đạt 4.670 Tấn;
Năm 2004 số lượng lồng cá bè là 402 chiếc, sản lượng đạt 6.300 tấn;
- Thủy sản nước mặn: Chủ yếu tập trung ở vùng Nam Quốc lộ 80 tỉnh Kiên Giang.
Toàn vùng: năm 2004 sản lượng (cá 86.666 Tấn, Tôm càng xanh 1.387 Tấn)
Việc nuôi tôm tự phát dẫn đã dẫn nước mặn xâm nhập vào sâu trong nội vùng sinh thái ngọt gây thiệt hại cho người dân sản xuất nông, lâm nghiệp. dẫn đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước nên dễ gặp rủi ro, rễ dẫn đến thảm họa môi trường (Lan truyền mặn gia tăng).
Vấn đề cần chú ý ở đây là do thức ăn cho cá bè chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp và mật độ bè và số lượng cá quá dày nên số thức ăn cá ăn không hết cộng với số lượng phân cá thải ra mỗi ngày là một con số không nhỏ chính là tác nhân gây ra ô nhiễm vùng nước sông , kênh trong vùng.
c. Công nghiệp
Công nghiệp phát triển ở mức độ thấp, gồm các ngành: chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ… tập trung ở Long Xuyên, Rạch Giá, Châu Đốc, Kiên Lương và rải rác ở các tuyến quốc lộ. Các sản phẩm chính gồm: xi măng, đá, gạch ngói, gỗ, thực phẩm đông lạnh, nước mắm, gạo, bắp, bột mì, thức ăn gia súc, kẹo bánh, nước giải khát, đường…
Nước thải của các cụm công nghiệp do khả năng tiêu thoát kém nước được tích tụ, gây ô nhiễm trong mùa khô. Trong mùa lũ sẽ được dòng nước lũ đầu mùa truyền tải sẽ mang theo các chất gây ô nhiễm nguồn nước.
d. Du lịch
Có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp Du lịch Sinh thái. Nhiều khu vực đã được nhà nước công nhận như :
- Khu Di tích-Lịch sử-Văn hóa: Hòn Chông (Kiên Giang), Hòn Đất, Châu Đốc (lâm viên núi Cấm, núi Sam, Tức Rụp) Long Xuyên… Số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước ngày càng tăng.
- Ven biển Hà Tiên với các hang động (Thạch Động), hồ nước mặn Đông Hồ, bãi biển Mũi Nai, là những điểm đang được chú ý đầu tư.
g. Hiện trạng giao thông và cơ sở hạ tầng
- Giao thông bộ gồm: Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đang được nâng cấp, giao thông nông thôn phát triển thấp việc đi lại ở vùng sâu rất khó khăn.
- Giao thông thủy phát triển khá và có vai trò rất quan trọng. Hầu hết các kênh rạch đều được sử dụng vào giao thông thủy. Số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy hiện nay vẫn chiếm khoảng 65 ÷70%. Hệ thống giao thông thủy xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến sạt lở bờ gây hư hỏng các công trình cấp thoát nước, gây nguy hại cho môi trường
- Giao thông bộ gồm: các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng có chất lượng tốt, giao thông nông thôn phát triển thấp, việc đi lại ở vùng sâu rất khó khăn.
1.3.2.4 Hiện trạng công trình thủy lợi và cấp nước
Vùng TGLX hiện nay đã hình thành một hệ thống thủy lợi bao gồm: Hệ thống kiểm soát lũ, cống ngăn mặn, hệ thống kênh trục, kênh cấp 1 (tưới, tiêu), hệ thống đê bao, hệ thống thủy lợi nội đồng. Phân ra các cụm công trình như sau:
a. Cụm công trình thoát lũ ven biển Tây:
- Tuyến đê biển Rạch Giá - Ba Hòn dài 75 Km, B= 6m, cao trình = +2,0m. Đây là tuyến bảo vệ, phòng chống thiên tai và ngăn mặn ven biển Tây.
- Hệ thống cống ven biển Tây: gồm 25 cống ngăn mặn dùng để kiểm soát mặn.
- Các cửa thoát lũ trên QL80 ( khoảng 35 cửa).
b. Cụm công trình kiểm soát lũ dọc kênh Vĩnh Tế:
- Cụm công trình dọc biên giới: kênh Vĩnh Tế (66km), tuyến kiểm soát lũ N1 và các cầu, cống, tràn và đập (Xây dựng được ba đập cao su Trà Sư, đập cao su Tha La, Đầm chích, xây dựng tràn Xuân Tô) dùng để kiểm soát lũ.
Nguồn: Viện quy hoạch Thuỷ lợi miền
nam.
Hình 1.10: Bản đồ hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi vùng TGLX Bảng 1.17: Hiện trạng cống ngăn mặn ven biển Tây
T T
Tờn cống Số cửa ì khẩu độ
Tổng khẩu độ
(m)
Cao trình Đáy
Cấu tạo cửa van
1 Cống Ba Hũn 3ì8.0 24 -4,0 Cửa đúng mở 1 chiều 2 Cống Lung Lớn 2 1ì8,0 8,0 -3.0 Cửa đúng mở 1 chiều
3 Cống An Bỡnh 3ì8,0 24,0 -3,0 Cửa đúng mở 2 chiều
4 Cống Lung Lớn 1 3ì8,0 24,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều
5 Cống T5 3ì8,0 24,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều
6 Cống Bỡnh Giang 1 3ì8,0 24,0 -3,0 Cửa đúng mở 2 chiều 7 Cống Bỡnh Giang 2 3ì8,0 4,0 -3,0 Cửa đúng mở 2 chiều
8 Cống T6 2ì8,0 16,0 -4,0 Cửa đúng mở 1 chiều
9 Cống Vàm Rầy 3ì8,0 24,0 -4,0 Cửa đúng mở 1 chiều
10 Cống 286 1ì8,0 8,0 -2,5 Cửa đúng mở 1 chiều
11 Cống 283 1ì8,0 8,0 -2,5 Cửa đúng mở 1 chiều
12 Cống Luỳnh Quỳnh 3ì8,0 24,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều 13 C. Hũn Quộo (Hũn Súc) 1ì8,0 8,0 -3.0 Cửa đúng mở 1 chiều 14 Cống số 9 (Vạn Thanh) 3ì8,0 24,0 -3,00 Cửa đúng mở 1 chiều 15 Cống Kiờn Bỡnh 2ì8,0 16,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều
16 Cống Tà Lỳa 2ì8,0 16,0 -2,5 Cửa đúng mở 1 chiều
17 Cống Tà Hem 1ì8,0 8,0 -2,5 Cửa đúng mở 1 chiều
18 Cống Tà Manh 1ì8,0 8,0 -2,5 Cửa đúng mở 1 chiều
19 Cống số 3 2ì5,0 11,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều
20 Cống Thầy Xếp 1ì8,0 8,0 -3.0 Cửa đúng mở 1 chiều 21 Cống Thần Nụng 1ì8,0 8,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều
22 Cống số 2 2ì8,0 16,0 -3,0 Cửa đúng mở 1 chiều
23 Cống số 1 1ì5,0 5,0 -2,50 Cửa đúng mở 1 chiều
Tổng cộng:(23 cống) Ghi chú: T+T+NM: Tưới, Tiêu , Ngăn mặn
Nguồn: Viện quy hoạch Thuỷ lợi miền nam c. Hệ thống đê bao:
Do quá trình phát triển“ Sống chung với lũ” nên ở vùng TGLX đã hình thành hai loại đê bao: Đê bao chống lũ cả năm được hình thành chủ yếu ở một số nơi thuộc An Giang; Đê bao chống lũ tháng VIII phổ biến ở các huyện còn lại thuộc An Giang và Kiên Giang. Quy mô ô bao chủ yếu bao theo kênh cấp1 hoặc cấp 2, đã đáp ứng được vấn đề bảo vệ tính mạng, tài sản, mùa màng của nhân dân, nguồn thu nhập chính của cư dân trong vùng từ đánh bắt cá trong vùng đê bao khi lũ rút là rất đáng kể.
Tuy nhiên đê bao làm thay đổi chất lượng, số lượng nước của nguồn nước mặt, nước ngầm trong vùng cộng với các loại chất thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, chất thải
công nghiệp thải ra bị tích tụ lâu ngày do dòng chảy yếu, thoát nước kém dẫn đến tính đa dạng sinh học trong vùng bị ảnh hưởng.
d. Hệ thống kênh thoát lũ và cấp nước:
Hệ thống kênh trục, cấp 1 với nhiệm vụ chính là thoát lũ, dẫn nước tưới, tiêu và giao thông thủy. Hầu hết các kênh trục, cấp 1 đều thẳng, thẳng góc với thế nước sông Hậu và thủy triều biển Tây nên chế độ thủy lực các kênh tốt. Được nối với các kênh cấp 2, cấp 3, tiêu thoát nước mật độ 1,6m/ha.
e. Hệ thống kênh trục:
Chiều rộng mặt bình quân từ 20÷45 m, cá biệt có kênh rộng từ 70÷80 m. Cao trình đáy kênh biến đổi từ -1,5÷-4,5 m (trừ sông hậu và sông Cái Lớn-Cái Bé rộng từ 120÷700 m, sâu từ -5,0÷-12 m).
e. Hệ thống kênh cấp 2:
Hệ thống kênh cấp 2 có mật độ trung bình trên toàn vùng 5,5m/ha, nhưng phát triển không đều giữa các khu vực: Kích thước đáy kênh từ 6-8m, cao trình đáy từ –1,0
÷ -2,0. Hàng năm lũ lụt đã làm bồi lắng và sạt lở mạnh nên kênh thường bị nông.
kênh cấp 2 mới đáp ứng khoảng 50% so với nhu cầu phát triển sản xuất hiện nay và lâu dài
Bảng 1.18: Hiện trạng hệ thống kênh trong vùng TGLX
TÊN KÊNH
Chiều dài
B kênh (m)
Cao trình Năm XD
GHI CHÚ
Kênh Bmặt Đáy Nâng cấp
(Km) Bđáy Z (m) Mở rộng
VÙNG TGLX 954,13
Kênh Vĩnh Tế 89,50 30 - 50 -3,00 1999 AnGiang–KiênGiang
Kênh Hà Giang 23,00 18 - 20 -3,00 2002 Kiên Giang
Kênh Nông Trường 25,00 10 -1,00 1998 Kiên Giang
Kênh Ba Hòn 7,64 22 -3,50 1998 Kiên Giang
Kênh T3 27,00 10 -3,00 1998 Kiên Giang
Kênh T4 28,00 10 -3,00 1998 Kiên Giang
Kênh Tuần Thống 9,00 25 -3,00 1998 AnGiang–KiênGiang
Kênh T5 28,70 20 -3,00 1998 AnGiang-KiênGiang
Kênh T6 28,50 10 -2,50 1998 AnGiang–KiênGiang
Kênh Tám Ngàn 35,00 18 -3,00 1996 AnGiang–KiênGiang
Kênh Rạch Gía - Hà Tiên 80,00 50 - 60 -3,00 Kiên Giang
Kênh Luỳnh Quỳnh 8,87 20 -3,00 1997 Kiên Giang
Kênh Vàm Răng 5,00 23 -5,00 Kiên Giang
Kênh Kiên Bình 8,00 25 -3,00 2001 Kiên Giang
Kênh Hòn Sóc 11,00 10 -3,00 2001 Kiên Giang
Kênh Vàm Rầy 6,00 23 -3,00 Kiên Giang
Kênh Lung Lớn 1 9,00 25 -3,00 1998 Kiên Giang
Kênh Đào số 2 17,00 10 -2,00 An Giang
Kênh Cần Thảo 22,00 10 -2,50 An Giang
Kênh Tri Tôn 58,73 25 - 70 -3,00 1985 AnGiang–KiênGiang
Kênh Trà Sư 26,00 14 -2,50 2002 An Giang
K.Mỹ Thái - Mười Châu Phú 56,69 11 -2,50 1992 AnGiang–KiênGiang
Kênh Mặc Cần Dưng 34,50 14 -2,00 An Giang
Kênh Ba Thê 57,02 18 -3,00 1990 AnGiang–KiênGiang
K.KiênHảo- NúiChócNăngGù
59,18 14 -2,50 1980 AnGiang–KiênGiang
Kênh Chắc Cà Đao 13,86 20 -3,00 An Giang
Kênh Rạch Gía - Long Xuyên
62,99 50 - 100 (-3,0) - (-5,0) 1930 AnGiang–KiênGiang
Kênh Tròn (Đòn Giông) 57,26 10 -2,50 1986 AnGiang–KiênGiang Kênh Cái Sắn 59,70 40 - 60 (-3,0) - (5,5) 2003 C.Thơ – A.Giang – K.G
Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợii miền Nam.
Đại bộ phận các kênh rạch trong khu vực có hướng Đông Bắc-Tây Nam, nối từ sông Hậu đổ ra biển Tây hoặc thông qua kênh Rạch Giá-Hà Tiên. Các kênh rạch chính gồm;
Kênh Vĩnh Tế: ở phía Bắc của khu vực, một đầu thông với sông Hậu tại Châu Đốc, một đầu thông với kênh Giang Thành đổ ra biển Tây.
Kênh Mặc Cầu Dưng: từ sông Hậu thông với kênh Tám Ngàn ra biển Tây qua kênh Rạch Giá-Hà Tiên.
Kênh Tri Tôn: nối từ sông Hậu tới kênh Rạch Giá-Hà Tiên.
Các kênh Mỹ Thái, Mười Châu Phú, Ba Thê, Kiên Hảo đều thông ra kênh Rạch Giá-Hà Tiên.
Kênh Cái Sắn có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thoát lũ cho khu vực.
Ngoài ra có các kênh thoát lũ ra biển Tây mới đào trong những năm gần đây (T4, T5, T6) đều có cống ngăn mặn từ biển Tây.
1.3.2.5 Hiện trạng cấp nước : a. Nguồn nước
Vùng TGLX có 3 nguồn nước chính: nước mưa, nước mặt và nước ngầm.
a) Nước mưa: là nguồn nước quan trọng và dồi dào ở vùng TGLX, do vùng có lượng mưa lớn, mưa xuất hiện sớm. Tuy nhiên, sự phân bố mưa không đều trong năm. Mùa mưa thì quá thừa nước (nước mưa + nước lũ) gây lũ lụt; Mùa khô khoảng 5 tháng không có mưa kéo dài hoặc mưa rất nhỏ, gây hạn hán nghiêm trọng. Vì vậy, nước mưa phục vụ tưới trong các tháng mùa kiệt là rất hạn chế. Không thể sử dụng nguồn nước mưa để chủ động tưới mùa kiệt.
b). Nước mặt : Khả năng chuyển tải nước ngọt từ sông Hậu của hệ thống kênh rạch vùng TGLX, đã phân hóa thành các khu vực có khả năng cung cấp nước mặt khác nhau:
Vùng thuận lợi về nước mặt : có đủ nước ngọt thuộc khu vực An Giang, Cần Thơ và một phần đất Kiên Giang giáp An Giang
Vùng ít thuận lợi về nguồn nước ngọt: có nguồn nước ngọt bổ sung, nhưng có thể thiếu vào cuối mùa khô.
Vùng thiếu nguồn nước ngọt: từ giữa và cuối mùa khô không có nguồn nước ngọt bổ sung, từ quốc lộ 80 (tỉnh Kiên Giang) ra biển Tây.
c). Nguồn nước ngầm : Trong vùng TGLX nước ngầm có trữ lượng và chất lượng phân bố không đều có thể phân thành 3 khu vực:
- Khu vực khó khăn về nước ngầm, thuộc An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang.
- Khu vực nước ngầm bị nhiễm mặn, thuộc ven biển tỉnh Kiên Giang.
- Khu vực nước nước ngầm có ở độ sâu trên 100m, thuộc An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang.
Các kết quả khoan giếng ở Hà Tiên, Kiên Lương cho thấy nguồn nước ngọt ở độ sâu 80-100m; sâu dưới 100m nước bị nhiễm phèn mặn. Nhìn chung huyện Hòn Đất nước ngầm có trữ lượng và chất lượng kém, độ pH đạt tiêu chuẩn cho phép 6,5 - 7,5, hàm lượng sắt vượt quá tiêu chuẩn cho phép 0,5 - 2,5 mg/l; hàm lượng clo 400 - 1.000 mg/l.
Để phục vụ nhu cầu tưới ngày càng gia tăng của các ngành dùng nước có chất lượng cao (công nghiệp, sinh họat…) cần tăng cường khai thác nước ngầm để hỗ trợ cho nguồn nước mặt đang ngày càng thiếu hụt.
b. Cấp nước đô thị :
Trong vùng hiện có 2 thành phố (Long Xuyên và Rạch Giá) và 2 thị xã thuộc tỉnh lỵ (Châu Đốc, Hà Tiên), có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh. Ngoài ra các thị trấn huyện lỵ khác cũng có hệ thống cấp nước nhưng với mức độ khác nhau.
Tổng lượng nước cấp cho các đô thị vùng hiện nay khoảng 82.084m3/ngày trong đó có 25.480. m3/ng dùng nước mặt và 56.684.m3/ng dùng nước ngầm. Với tổng dân số sống trong các đô thị vùng là 691 ngàn người thì tiêu chuẩn dùng nước bình quân là 60÷80 lít/ người ngày thấp hơn so với tiêu chuẩn về cấp nước đô thị.
Nhìn chung hệ thống cấp nước trong các đô thị còn nhỏ bé và yếu kém, công nghệ xử lý nước còn lạc hậu, nhiều nơi bơm nước trực tiếp từ sông rạch lên sử dụng, hoặc chỉ qua lắng sơ bộ mà không lọc và khử trùng nên chất lượng nước chưa bảo đảm (nước đục và có lượng vi trùng cao, có khi tới 210 côli /L). Hệ thống đường ống lâu ngày, cũ kỹ hư hỏng nên tổn thất dò rỉ lớn. Có khoảng 2/3 số đô thị trong vùng chưa có hệ thống cấp nước nên cuộc sống của người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi có ngập nước.
c. Cấp nước nông thôn :
Từ bao đời nay, người dân trong vùng chủ yếu sử dụng nước mưa, nước kênh rạch để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Một số nơi còn dùng nước ngầm mạch nông ở các giồng cát và ở các vùng bị mặn thường phải đi ghe xa hàng chục Km chở nước ngọt về rất vất vả và tốn kém (giá đổi nước 55.000 đ/m3).
Nước mưa do lu vại chứa quá đắt nên thường chỉ dùng cho ăn uống. Nước sông, rạch thường rất đục và nhiễm bẩn hữu cơ, phân bón, thuốc trừ sâu, nên thường gây dịch bệnh nhất là các bệnh đường ruột (dịch tả, thương hàn, tiêu chảy...) gây tử vong lớn.
Từ năm 1982 đến nay, được sự giúp đỡ của cơ quan Unicef (Liên Hiệp Quốc) và nhất là từ năm 1995 với chỉ thị 200/TTg của Thủ Tướng Chính phủ về cung cấp nước sạch và bảo vệ mụi trường, đó khoan hàng loạt cỏc giếng cỡ nhỏ ị50 sõu <100m dùng bơm tay bơm nước lên sử dụng đã góp phần giải quyết nước sinh hoạt hợp vệ sinh và cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Bảng 1.19: Các hệ thống cung cấp nước ngầm vùng TGLX.