CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2010
1.4.2 Định hướng các ngành kinh tế
Theo quy họach Tổng hợp ĐBSCL đến năm 2010, định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, quy họach định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng TGLX đến năm 2010 như sau:
1.4.2.1 Nông nghiệp
Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010, vùng TGLX được chuyển đổi sản xuất theo xu thế :
- Diện tích đất canh tác nông nghiệp tăng nhẹ do quá trình khai hoang vùng Tứ giác Hà Tiên đưa vào sản xuất (2 vụ lúa).
- Diện tích đất lúa tăng do tăng diện tích khai hoang, tuy nhiên diện tích gieo trồng tăng nhẹ do bỏ trồng lúa vụ 3 để chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt (cá đồng, tôm càng xanh)
- Các lọai đất nông nghiệp khác tăng nhẹ theo hướng tăng diện tích hoa màu, rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.
- Diện tích nuôi thủy sản nước mặn tăng nhanh. Đặc biệt là nuôi luân canh tôm lúa ở vùng ven biển Tây, vùng đệm giữa mặn và ngọt thuộc Hà Tiên, Kiên Lương.
- Diện tích đất rừng giữ ổn định, nhưng tăng cường trồng lại rừng.
- Diện tích đất chuyên dùng và thổ cư tăng nhẹ.
- Diện tích đất hoang, đất đồi núi chưa sử dụng giảm đáng kể . Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010 được dự báo trong [Bảng 1.21]:
Bảng 1.20: Cơ cấu sử dụng đất vùng TGLX năm 2010
STT HẠNG MỤC Diện tích
(ha)
Vùng I
Vùng II
Vùng III
Vùng IV
Diện tích tự nhiên 492.587 157.614 94.993 89.507 150.474 I Đất nông nghiệp 362.495 133.924 64.950 64.828 98.793
1 Cây hàng năm 326.18
9 121.78
4 58.66
0 60.012 85.733
a 3 vụ lúa 0 0 0 0 0
b 2 vụ lúa (ĐX +HT) 277.488 113.234 55.470 46.923 61.861
c 1 lúa ( DX)+ 2 màu 10.000 4.450 2.050 3.500 0
d 1 lúa (HT) + 1 thủy sản (tôm) 9.500 0 0 2.761 6.739
e 1 lúa (Mùa) + thủy sản (tôm) 19.201 0 0 5.868 13.333
f cây cnhn ( mía,khóm) 10.000 4.100 1.140 960 3.800
2 Cây lâu năm 29.530 11.440 5.190 3.000 9.900
c Cây ăn quả 12.000 6.200 840 980 3.980 b Cây CN ( dừa, thốt nốt..) 5.560 1.960 1.060 700 1.840
c Vườn tạp 11.970 3.280 3.290 1.320 4.080
3 Chuyên tôm nước mặn 4.776 0 0 1.816 2.960
4 Mặt nước nuôi TS nước ngọt 2.000 700 1.100 0 200
II Đất rừng 55.000 0 8.504 12.496 34.000
III Đất chuyên dùng và thổ cư 46.305 17.614 9.375 8.416 10.900 IV Đất chưa sử dụng + đồi núi 15.733 1.826 11.690 957 1.260
V Sông rạch 13.054 4.250 474 2.810 5.520
Nguồn: Phân viện quy hoạch&thiết kế nông nghiệp miền Nam.
Hình 1.11: Bản đồ bố trí sử dụng đất năm 2010 và sau năm 2010 vùng TGLX Trồng trọt:
• Lúa là cây trồng chính, diện tích các lọai lúa như bảng [1.22]
Bảng 1.21: Diện tích lúa phân theo các trạm khí hậu năm 2010
Hạng mục Diện tích (ha)
Tổng DT L. Xuyên Châu Đốc Rạch Giá Hà Tiên
Lúa ĐX 277.488 117.684 57.520 40.423 61.861
Lúa HT 287.488 117.684 57.520 50.423 61.861
Lúa Mùa 19.201 0 0 5.868 13.333
Nguồn: Quy họach Tổng hợp ĐBSCL đến năm 2010.
• Cây hàng năm: chủ yếu các lọai cây hoa màu, rau đậu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày và cây ăn trái. Ưu tiên các loại cây có hiệu quả kinh tế cao.
Lâm nghiệp: Duy trì diện tích rừng hiện có, hướng trồng mới những diện tích rừng tạp, đất rừng vừa bị chặt phá để bảo đảm diện tích rừng đạt 55.000 ha.
Chăn nuôi: Tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm: trâu, bò, heo và gà vịt. Dự báo phát triển chăn nuôi đến năm 2010 xem [Bảng 1.32].
Bảng 1.22: Dự báo đàn gia súc gia cầm đến năm 2010.
S HẠNG MỤC Đàn trâu Đàn bò Đàn heo
TT (con) (con) (con)
TỔNG CỘNG 7.151 62.777 296.975
1 Vùng I 1.103 19.335 124.295
2 Vùng II 1.509 36.336 47.791
3 Vùng III 688 923 75.676
4 Vùng IV 3.851 6.183 49.213
Nguồn: Quy họach Tổng hợp ĐBSCL đến năm 2010 VQHTLMN.
Thủy sản: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 theo hướng.
- Phát triển thủy sản nước ngọt trên sông rạch, ao hồ và ruộng lúa.
- Nuôi thủy sản nước mặn: Quy họach nuôi chuyên tôm sú ở khu vực Tà Xăng, Tam Bản. Khu vực ven biển từ Hòn Sóc đến Ba Hòn nuôi luân canh một vụ tôm vào mùa khô, một vụ lúa vào mùa mưa. Diện tích nuôi chuyên tôm khỏang 4.776 ha, tôm lúa khoảng 28.701 ha.
1.4.2.2 Các ngành kinh tế, xã hội khác
• Công nghiệp
• Phát triển khu công nghiệp Thạnh Lộc – huyện Châu thành (Kiên Giang), diện tích 723 ha Bao gồm các ngành chế biến nông, thuỷ hải sản, công nghiệp khai thác hoá chất, phân bón. Cụm công nghiệp Thạnh yên –Thị xã Hà Tiên (Kiên Giang), diện tich 140,74 ha. Bao gồm các ngành hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản, vật liệy xây dựng, lắp ráp điện tử.
• Cụm công nghiệp cụm công nghiệp Mỹ đức – Long Xuyên (An Giang), Cụm công nghiệp cái Dầu đang được tiếp tục đầt tư mở rộng cả về quy mô, lẫn chủng loại ngành nghề
• Du lịch dịch vụ
Mở rộng họat động du lịch ở Hà Tiên, Hòn Đất, Châu Đốc, Long Xuyên…Số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước tăng gấp đôi hiện nay.
• Giao thông và cơ sở hạ tầng
Hoàn thiện các tuyến giao thông hiện hữu, phát triển và nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn.
Giao thông thủy vẫn giữ vai trò rất quan trọng ở vùng dự án. Quy họach nâng cấp các cảng đường thủy Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá… Nạo vét các luồng giao thông thủy quan trọng như Cái Sắn, Rạch Giá – Hà Tiên…
Hòan thành điện khí hóa nông thôn, tỷ lệ dân sử dụng nguồn nước sạch đạt từ 70÷80%, các xã có các công trình văn hóa xã hội công cộng.
• Dự báo dân số
Với tốc độ phát triển dân số bình quân là 1,5%/ năm, dự báo dân số tòan vùng TGLX đến năm 2010 là 2.103.494 người.
• Dự báo tình hình khai thác, sử dụng nước của các nước thượng nguồn
Kết quả nghiên cứu “ Cân bằng nước ĐBSCL”, của Viện Quy họach Thủy Lợi miền Nam thực hiện cho thấy trong tương lai nguồn nước sông Me kong sẽ có sự thay đổi do tác động của việc sử dụng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn như sau:
Trong tương lai diện tích tưới và nhu cầu dùng nước ở các nước thượng nguồn tăng lên đáng kể, đặc biệt là họat động khai thác của Thái Lan và Căm Pu Chia. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa sẽ làm tăng nguồn nước cho mùa kiệt đặc biệt là các hồ trên dòng chính.
Nguồn nước ngọt sông Mekong là nguồn nước ngọt chính cho vùng TGLX, thường chiếm khoảng 95÷97%. Hầu hết trong các tháng mùa khô lượng nước tưới lấy từ nguồn nước sông Mekong.
Nhu cầu nước vùng TGLX cao nhất vào mùa kiệt, trong đó lớn nhất là thời kỳ tháng I÷IV. Nhu cầu nước chủ yếu là cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, nước cho sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu nước.
Vào cuối tháng IV,và đầu tháng V, lưu lượng sông Mekong vào ĐBSCL xuống thấp, nhu cầu cấp nước còn khá lớn nên thời kỳ này mặn xâm nhập mạnh. Sự xâm
nhập của mặn phụ thuộc vào lưu lượng nước ngọt sông Mekong và lấy nước tưới ở ĐBSCL. Xu thế xâm nhập mặn ở ĐBSCL ngày một gia tăng, đặc biệt là trên sông chính ( sông Tiền và sông Hậu) nên vấn đề cung cấp nước tưới ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là các vùng ven biển.
Việc cung cấp nứơc sinh hoạt ở ĐBSCL hiện nay còn thấp (số hộ có nguồn nước sạch ở các tỉnh khoảng 50÷60%) do nguồn nước mặt bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm nhiều nơi khai thác rất khó khăn. Vì vậy nhiều vùng trong mùa khô thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Chất lượng nước là vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay, khi các nguồn nước thải do công nghiệp, các chất hóa học trong nông nghiệp cộng với việc phá lúa nuôi tôm tự phát trong cộng đồng dân cư … ngày càng làm cho nguồn nước ngọt ngày càng giảm.
Đại bộ phận các kênh rạch trong khu vực có hướng Đông Bắc - Tây Nam, nối từ sông Hậu đổ ra biển Tây hoặc thông qua kênh Rạch Giá - Hà Tiên. Trong những năm gần đây hệ thống các kênh thoát lũ mới như T4, T5, T6 (đều có cống ngăn mặn) đã phát huy tác dụng đảm nhận vai trò chính đưa lũ ra biển Tây. Hệ thống thoát lũ mới không chỉ phát huy tác dụng trong mùa lũ mà còn có giá trị trong mùa khô, đưa nước ngọt về một số vùng của khu vực.
Thực trạng xây dựng các công trình Thuỷ lợi ảnh hưởng như thế nào tới vùng ven biển Rạch Giá - Hà Tiên về mặt thay đổi môi trường nước như thế nào ? cũng như những vấn đề gì nẩy sinh khi tiến hành xây dựng các công trình Thuỷ lợi vùng TGLX ? để từ đó có thể điều chỉnh nhằm hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của HTCTTL.
Trong tương lai, nếu sự khai thác sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn tăng lên, yêu cầu phát triển sản xuất lớn hơn thì khả năng cung cấp nước ngọt ở vùng TGLX nói riêng và ĐBSCL nói chung sẽ không đáp ứng được cả về lượng và chất.
Vì vậy đối với khu vực ven biển Tây hệ thống công trình chưa khép kín nên hàng năm vẫn bị nước mặn xâm nhập, trên chiều dài từ kênh Ba Hòn đến Hà Tiên chưa có cống điều tiết nên mặn xâm nhập khá sâu vào vùng cần phải xây dựng thêm 03 cống (Tam Bản, Tà Xăng, Vàm Răng).
Với hệ thống công trình đầu sông Hậu (08 cống) cần đẩy nhanh tiến độ thiết kế và xây dựng cho hệ thống này vì đây chính là hệ thống công trình đầu mối cấp nước
ngọt từ sông Hậu vào nội đồng, có tác dụng tiêu thoát lũ, thau chua, rửa phèn, góp phần đẩy lùi xâm nhập mặn, giảm được thời gian mặn xâm nhập cho vùng.
Sự phát triển Kinh tế -Xã hội trong tương lai yêu cầu HTCTTL phải phục vụ cao hơn các nhiệm vụ đã được đặt ra trước đây. Việc sửa đổi kết cấu hoặc xây dựng các công trình mới rất tốn kém. Do vậy, vấn đề cần nghiên cứu là cần tìm các biện pháp phi công trình thích hợp nhất cho yêu cầu sản xuất phát triển trong tương lai.
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH SỐ TRỊ CHO VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN