CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3. TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.3.1 Các yếu tố tự nhiên
1.3.1.1 Tình hình hạn hán, lũ lụt a. Tình hình hạn hán
Hàng năm mùa khô kéo dài 5 tháng (tháng XII(IV), việc đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khó khăn tạo nên tình trạng hạn hán khá phổ biến:
Mùa khô mưa rất ít nhưng lại có độ bốc hơi cao nhất tình trạng hạn càng trở nên căng thẳng hơn.
Nguồn nước sinh hoạt của dân trong mùa khô khó khăn hơn rất nhiều so với mùa mưa do một hoặc nhiều nguyên nhân: nguồn nước nhiễm mặn, ô nhiễm chất thải tăng, nguồn nước ngầm khai thác còn ít chưa đáp ứng yêu cầu, phương tiện trữ nước sinh hoạt còn hạn chế …
b. Tình hình lũ lụt
Vùng TGLX là vùng hàng năm bị ngập lụt nghiêm trọng. Lũ lụt vừa là nguồn tài nguyên nhưng cũng chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Lũ vừa là nguồn lợi, nhưng cũng lại là thiên tai, lũ gây không ít khó khăn đến tình hình sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân vùng dự án.
Lũ lụt hàng năm tác động rất lớn đến hệ thống công trình, nhà cửa đặc biệt là làm sạt lở, bồi lắng kênh mương, bờ bao và các cống bộng. Làm giảm hiệu quả của hệ thống công trình tưới.
Lũ lụt làm thay đổi chất lượng nước (bị ô nhiễm) sau mùa lũ, làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Lũ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân trong vùng, gây khó khăn cho việc đi lại cho nhân dân trong vùng.
1.3.1.2 Diễn biến lưu lượng: Theo kết quả tính toán lưu lượng cung cấp nước ngọt của sông Mekong vào ĐBSCL và vào vùng TGLX của Viện QHTLMN như sau:
Bảng 1.13: Lưu lượng vào và ra vùng TGLX các tháng mùa kiệt (II ÷IV) năm 2005
Hạng mục Tháng II Tháng III Tháng IV
Lưu lượng vào (m3/s) 257 250 150
Lưu lượng ra (m3/s) 17 14 26
Vào - Ra (m3/s) 240 236 124
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam Bảng 1.14: Tình hình cấp nước ngọt của sông Mekong vào TGLX năm 2005
Thời gian Lưu lượng cung cấp ( m3/s)
Bình quân tháng Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3
Tháng I 127,9 77,5 133,3 172,8
Tháng II 202,2 161,5 213,9 231,2
Tháng III 165,0 172,4 168,4 154,3
Tháng IV 74,2 104,1 57,9 60,6
Tháng V 68,2 68,0 84,8 51,7
Tháng VI 70,1 64,7 58,7 86,8
Tháng VII 50,1 37,7 28,8 83,7
Tháng VIII 5,2 10,9 2,9 1,7
Tháng IX 1,7 1,7 1,7 1,7
Tháng X 1,7 1,7 1,7 1,7
Tháng XI 5,7 1,7 6,1 7,5
Tháng XII 26,5 8,7 25,3 45,4
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam - Do vùng TGLX có hệ thống cống ngăn mặn dọc Biển Tây nên lưu lượng ra rất nhỏ (chủ yếu là các cửa chưa có cống như sông Giang Thành, Rạch Giá - Long Xuyên…).
- Lưu lượng vào ổn định do các kênh phía sông Hậu rất thẳng và lớn. Lưu lượng vào lớn nhất là kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Vĩnh Tế, kênh Tri Tôn, kênh Ba Thê và kênh Cái Sắn.
Kết quả phân phối nước ngọt vào vùng TGLX các tháng mùa kiệt năm 2005 trong [Bảng 1.14]:
So sánh lưu lượng cung cấp và lưu lượng yêu cầu thấy rằng trong các tháng mùa kiệt ( I, II, II và IV) khả năng đáp ứng tưới của vùng TGLX như sau:
- Tháng I: Lượng nước tưới xấp xỉ yêu cầu tưới do có nguồn nước dự trữ trên đồng ruộng sau mùa lũ bổ sung.
- Tháng II: thiếu khoảng 2m3/s, chủ yếu ở khu vực ven biển Tây.
- Tháng III: Là tháng khó khăn nhất, lưu lượng nước tưới bị thiếu hụt khỏang 37,6 m3/s, khả năng cung cấp nước chỉ đạt khỏang 82% yêu cầu. Các vùng thiếu nước lớn nhất là vùng có địa hình cao, vùng ven biển và TGHT làm giảm năng suất cây trồng.
- Tháng IV: Lượng nước tưới đủ cấp theo nhu cầu do bắt đầu có mưa sớm bổ sung.
- Các tháng XI và XII lượng nước tưới từ nguồn về không đủ tưới, nhưng khả năng tưới không khó khăn do có lượng nước trữ sau mùa lũ bổ sung.
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam Hình 1.5: Bản đồ hướng dòng chảy mùa kiệt năm 2005 vùng TGLX
1.3.1.3 Tình hình diễn biến môi trường nước.
a. Nước biển ven bờ.
TGLX giáp với biển Tây về phía Tây. Nước ven biển chịu tác động rất nhiều từ lượng nước thoát ra từ đồng bằng. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước vùng ven biển của Phân viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật và Trung tâm bảo vệ Môi trường cho thấy:
Độ mặn nước biển ven bờ biển Tây: Tại vùng ven biển Rạch Giá - Hà Tiên, tại nơi cách bờ 200-500m độ mặn vào khoảng 18-20 ppt (vào thời điểm tháng IX/1996).
Tình hình ô nhiễm (đặc biệt là vùng cửa biển ) khá cao, tại Rạch Giá, các trị số đều vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1995). DO =5-6mg/l, COD=5-10mg/l), nồng độ các chất dinh dưỡng tổng Nitơ 0,3 – 1,8mg/l, tổng Phốtpho 0,03 – 0,2 mg/l, độ đục 327 - 403NTU, chất rắn lơ lửng 383–410mg/l.
b. Tình hình ô nhiễm nước Mặt:
Nguồn nước ngọt được sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nhu cầu sinh hoạt cho cư dân trong vùng.
- Nước tưới cho cây lúa thường có độ mặn S<4g/l.
- Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt độ mặn cho phép S<0,5gl.
Nguồn nước mặt chính chảy vào vùng Tứ giác Long Xuyên là từ sông Hậu.
Các thành phần dinh dưỡng có chiều hướng cao trong mùa mưa. Theo kết quả giám sát năm 2005 ( Của Trung tâm chất lượng Nước và Môi truờng - Viện Quy hoạch
Thuỷ Lợi miền Nam), tại tất cả các trạm giám sát trên dòng chính, trên tuyến biên giới và trong nội đồng đều có xu hướng giá trị tổng Nitơ vào mùa mưa cao hơn mùa khô, tương đương với sự gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước vào cùng thời kỳ.
Kết quả giám sát thành phần Photpho trong năm 2005 (Của Trung tâm chất lượng Nước và Môi truờng - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam) cho thấy, nhìn chung tại tật cả các vị trí quan trắc hàm lượng Photpho rất thấp, giá trị cực đại là 0,02 mg/l tương đương với giới hạn nguồn nước chất lượng tiêu chuẩn loại B theo TCVN5942-1995. Giá trị tổng Photpho trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. Giá trị cực tiểu trong năm của Photpho tổng xuất hiện vào các tháng IV và tháng V.
Thành phần BOD5, một số năm trước đây có giá trị tương đối thấp, dao động trong khoảng từ 1-4mg/l. giữa nguồn nước trên dòng chính và nguồn nước tại các vị trí trên tuyến biên giới, nội đồng và các trung tâm dân cư, các đô thị. (Nguồn Trung tâm chất lượng Nước và Môi truờng - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam).
Ngoài tác động tự nhiên, nguồn nước mặt trong vùng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các hoạt động sản xuất của con người tới nguồn nước trong kênh mương bị tác động bởi nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống ven kênh. Các cụm công nghiệp trong vùng chủ yếu là các ngành chế biến thuỷ sản, nông sản, vật liệu xây dựng …sử dụng công nghệ xử lý thiết bị cũ kỹ, lạc hậu hoặc có thiết bị nhưng vẫn xả thải trực tiếp, không qua xử lý đặc biệt vào mùa khô dòng chảy nhỏ, hệ thống cống hoạt động không hiệu quả nên dẫn đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước càng trầm trọng hơn.
c. Tình hình nước mưa :
Nước mưa ở vùng TGLX là một nguồn nước có chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
d. Tình hình nước ngầm:
Nguồn nước ngầm tại TGLX nói chung không dồi dào. Nhìn chung điều kiện địa chất thủy văn của Tứ Giác Long Xuyên không thuận lợi cho việc khai thác nước ngầm tập trung với quy mô lớn, hầu hết các phân vị đều chứa nước mặn. Vì vậy khả năng cung cấp nước ngầm cho sinh hoạt là hết sức khó khăn.
e. Ảnh hưởng của thủy triều biển Tây và sự lan truyền mặn
Nguồn xâm nhập mặn vào vùng TGLX tập trung từ phía biển Tây, khu vực ven biển từ Rạch Giá đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Thủy triều vịnh Thái Lan đa dạng và phức tạp, riêng thủy triều ven biển Tây Việt Nam ưu thế thuộc về nhật triều. Vùng biển Kiên Giang là vùng nhật triều không đều nhưng diễn biến khác nhau giữa các vùng. Theo số liệu nhiều năm cho thấy từ Mũi Cà Mau tới Hà Tiên mức độ triều không đều có khác nhau. Tại Rạch Giá thường có bán nhật triều (2 lần triều lên và 2 lần triều xuống trong ngày). Khu vực về phía Hà Tiên, mũi Cà Mau và ra khơi tính chất thiên về nhật triều với số ngày tăng dần. Trong tháng chủ yếu có một lần triều cường và một lần triều kém.
Trước năm 1997, thủy triều biển Tây xâm nhập vào vùng ven biển Kiên Giang qua các sông Cái Lớn, Cái Bé, Cái Sắn, kênh Rạch Giá, Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh, Vàm Rầy, Tuần Thống, Lung Lớn, Ba Hòn, Giang Thành, Hà Giang, kênh Rạch Giá- Hà Tiên... Cho đến nay nhờ vào hệ thống thủy lợi ven biển Tây đã cơ bản hoàn thành, sự lan truyền mặn vào các kênh rạch trong vùng đã giảm đi đáng kể.
Mức triều trung bình ven biển từ Hà Tiên tới sông Ông Đốc các năm gần đây là : 0,8m so với mực nước biển trung bình. Độ cao thủy triều giữa các vùng Rạch Giá- Hà Tiên chênh lệch nhau không đáng kể. Thời gian triều ở Rạch Giá thường chậm hơn khoảng 1 giờ 20 phút so với Hà Tiên.
f. Nguồn xâm nhập mặn chính vào vùng ven biển Tây
Trên hệ thống kênh rạch từ Rạch Giá đến Hà Tiên, đến năm 2003 có 9 nguồn xâm nhập mặn chính (xem hình 1.5: bản đồ nguồn xâm nhập mặn chính vào vùng Tứ Giác Long Xuyên):
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam Hình 1.6: Bản đồ nguồn xâm nhập mặn năm 2005 vùng TGLX
(1). Lan truyền mặn từ Đầm nước mặn Đông Hồ truyền vào kênh Lộ Rạch Dứa -Vàm Hàn.
(2). Nước mặn Đầm Đông Hồ theo thủy triều vào kênh Rạch Giá-Hà Tiên.
(3). Mặn từ biển Tây qua rạch Tam Bản.
(4). Mặn từ biển Tây qua rạch Tà Xăng.
(5). Mặn truyền vào kênh Rạch Giá- Hà Tiên (đoạn kênh từ cống ngăn mặn Ba Hòn đến Hà Tiên) qua kênh Ba Hòn thông với biển Tây.
(6). Mặn từ biển Tây truyền vào kênh Khoe Lá.
(7). Nước mặn lan truyền vào kênh Vàm Răng.
(8). Nguồn mặn biển Tây qua sông Kiên thị xã Rạch Giá vào kênh Rạch Giá- Hà Tiên.
(9). Nước mặn biển Tây truyền vào kênh Cái Sắn.
Nhờ có 23 cống ngăn mặn dọc biển Tây đã hạn chế mặn xâm nhập vào TGLX.
Hiện nay, một số cửa chưa có cống: Rạch Sỏi, Rạch Giá, Vàm Răng, Tà Xăng, Tam Bản, Đông Hồ… nên mặn vẫn tiếp tục xâm nhập sâu vào vùng.
Mặn xâm nhập đã gây tác động rất lớn đến việc cấp nước thông qua các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp như sau:
Mặn làm giảm nguồn nước tưới do bị pha trộn, giảm chất lượng tưới.
Mặn làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều vùng do bị xâm nhập mặn lớn không thể gieo xạ lúa hè thu sớm…
Mặn làm thay đổi chất lượng nước ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, ăn mòn công trình…
Khi phát triển các dự án phía thượng lưu và ngay tại ĐBSCL cần lưu ý đến vấn đề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất và lượng nước trong mùa khô/kiệt vì đó chính là nguy cơ tiềm tàng gia tăng phạm vi xâm nhập mặn (sâu hơn về phía thượng lưu và lan rộng hơn vào nội đồng), ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
h. Tình hình chua phèn
Vùng TGLX còn khoảng 100 ÷150 ngàn ha bị chua vào thời kỳ đầu mùa mưa.
Tình trạng chua phèn nặng tập trung ở khu vực phía Tây, chiếm hầu hết phần đất tỉnh Kiên Giang. Trung tâm chua phèn nằm ở các huyện Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất với độ pH<5 kéo dài trên 3 tháng, từ tháng V÷VIII. Thời gian chua thường bắt đầu từ tháng V, tình trạng chua nặng và diện chua tăng dần đạt mức lớn nhất vào tháng VI, đầu tháng VII. Sang tháng VII, do sự gia tăng của mưa và nước lũ, chua giảm dần và bị đẩy lùi về phía Tây.
Thời gian kết thúc chua toàn vùng vào cuối tháng VII, riêng khu vực trung tâm chua, thời gian kết thúc muộn hơn, vào cuối tháng VIII, và tình trạng chua thường xuất hiện trở lại vào cuối mùa lũ (cuối tháng XI, đầu tháng XII).
Ê Ú Ê
Ú Ê
Ú Ê
Ú ÊÚ
Ê Ú
Ê Ú
Ê Ú
Ê Ú
Ê Ú
Ê Ú Ê Ú
Ê Ú
#S
#S
#S
#S
Biên 1
Biên 2
Biên 3
Biên 4 BI£N 4 BI£N 4
BI£N 4 BI£N 4
Hòn Đất Hà Tiên
Tri Tôn
Cần Thơ
Rạch Gía
Ch©u §èc Ch©u Phó
Tân Hiệp Tịnh Biên
Kiên Lương
Long Xuyên
Châu Thành
Châu Thành
10°2'00" 10°2'00"
10°17'30" 10°17'30"
10°33'00" 10°33'00"
10°48'30" 10°48'30"
104°31'00"
104°31'00"
104°46'30"
104°46'30"
105°2'00"
105°2'00"
105°17'30"
105°17'30"
105°33'00"
105°33'00"
BẢN ĐỒ DIỄN BIẾN BOD VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN NGÀY 30 THÁNG 4
#S
Đường giao thông Kênh rạch Nuùt bieân TYÛ LEÄ: 1/550.000
N
Vùng có giá trị BOD <5 mgO2/l Vùng có giá trị BOD >10<15 Vùng có giá trị BOD >15<20 Vùng có giá trị BOD >20 Vùng có giá trị BOD >5<10
Nguồn: Viện Quy họach Thủy lợi Miền Nam Hình 1.7: Bản đồ diễn biến BOD năm 2005 vùng TGLX
Chua phèn cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ , ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước và môi trường sinh thái trong vùng dự án .Khi phát triển và khai thác các vùng đất phèn có ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ở những vùng xung quanh (tiêu, cấp nước sinh hoạt, các tiến trình sinh thái ven sông), nhất là những nơi bị nhiễm phèn nặng như Tứ Giác Hà Tiên.
i. Thành phần phù sa:
Ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, nguồn chủ yếu là phù sa do nước sông Mekong mang lại, đặc biệt là trong mùa lũ. Việc vận chuyển phù sa vào đồng rất phức tạp có sự khác nhau giữa các thời kỳ trong năm và giữa các khu vực.
1.3.1.4 Tình hình phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
Vùng Tứ Giác Long Xuyên , phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã được sử dụng từ những năm đầu của thập niên 80 và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo kết quả điều tra và nghiên cứu của Dự án Giám sát Chất lượng nước ở trong vùng TGLX do Trung chất lượng Nước và Môi trường - Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam báo cáo các kết quả phân tích thuốc trừ sâu trong nước và cá của Dự án Giỏm sỏt Chất lượùng nước ở ĐBSCL, do Trung Tõm lượng Nước và Mụi trường thực hiện, đã tìm thấy tổng lượng DDT trong các mẫu cá với hàm lượng biến thiên từ 0,0054 mg/kg đến 0,184 mg/Kg. Còn trong nước tổng lượng các thành phần thuốc trừ sâu nói chung thấp.
1.3.1.5 Môi trường sinh học.
a. Tài nguyên sinh vật:
- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao.
b. Các nguồn tài nguyên khác:
- Tài nguyên khoáng sản trong đó nổi bật nhất là đá vôi, sét, đá xây dựng, than bùn ..., việc khai thác vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
- Có bờ biển trải dài và nhiều đảo nhỏ ven bờ, nhiều cảnh quan đặc sắc, một số bãi tắm đẹp cùng với các di tích lịch sử nổi tiếng là những lợi thế cho phát triển du lịch của vùng.
1.3.1.6 Các vấn đề chính ảnh hưởng đến môi trường nước cần phải quan tâm:
Đặc điểm tự nhiên được đề cập ở trên sẽ tuỳ theo mức độ mà tác động đến vấn đề chất lượng nước; Những tác động chủ yếu có thể tóm tắt như sau:
Vị trí địa lý của vùng: nằm giáp biển, xa nguồn nước ngọt sông Hậu.
Sự phân mùa khí hậu dẫn tới nguồn nước ngọt đủ (có thể thừa) trong mùa mưa, song lại thiếu trong mùa khô.
Lượng bốc hơi mùa khô lớn (khoảng 4 -5mm/ngày), gây khó kh ăn cho việc trữ nước trong các hồ, ao, bể của vùng.
Về chất lượng nước, do ở cuối nguồn, nên mức độ ô nhiễm cao. Mặt khác còn bị xâm nhập mặn từ hướng biển Tây và chua phèn.
Đặc tính thổ nhưỡng kém (67,57% diện tích của vùng là đất mặn, phèn, phèn mặn) Chịu tác động mạnh của thuỷ triều, làm cho mặn xâm nhập vào sâu hơn.