Thái độ xử trí khi thai đủ tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thai nghén ở những thai phụ bị bệnh van tim tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm (2006 - 2008) (Trang 77 - 80)

Trong số 62 thai phụ giữ thai đ−ợc đến đủ tháng có: - 30 thai phụ chuyển dạ đẻ, chiếm tỷ lệ 48,39%.

- 32 thai phụ đ−ợc chủ động đình chỉ thai nghén bằng phẫu thuật khi ch−a có dấu hiệu chuyển dạ, chiếm tỷ lệ 51,61%.

4.2.3.1. Cách đẻ

Bảng 4.9. So sánh với các tác giả khác về cách đẻ khi thai đủ tháng

Tác giả Tỷ lệ đẻ đ−ờng âm đạo (%) Tỷ lệ mổ đẻ (%) p Phạm Ngọc Hà 2009 9,68 90,32 Nguyễn Thiệu Chí [2] 1977 97,30 2,70 < 0,05 Phạm Thị Quỳnh [14] 2000 63,17 36,83 < 0,05

Nguyễn Bảo Giang [6]

2004 53,08 46,92 < 0,05

Nguyễn Thu H−ơng [8]

2006 0,00 100 > 0,05 Hameed A. [47] 2001 92,00 8,00 < 0,05 Sawhney H. [59] 2003 86,00 14,00 < 0,05 Bhatla N. [33] 2003 79,78 20,22 < 0,05

Đứng tr−ớc một tr−ờng hợp thai đủ tháng trên thai phụ bị bệnh tim, chúng ta không khỏi cân nhắc: chờ đợi chuyển dạ hay chủ động đình chỉ thai nghén; theo dõi đẻ đ−ờng d−ới hay mổ lấy thai?

- Trong nghiên cứu này, các tr−ờng hợp chủ động đình chỉ thai nghén chiếm tỷ lệ khá cao: 51,61%, mổ đẻ cũng chiếm −u thế với tỷ lệ là 90,32%

(bảng 3.21). Tỷ lệ mổ đẻ đều cao ở cả hai nhóm con so và con rạ (bảng 3.22). Tại cùng một địa điểm nghiên cứu là khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai, vào năm 2006, Nguyễn Thu H−ơng [8] cũng cho kết quả t−ơng tự. Tuy vậy, tham khảo một số nghiên cứu tr−ớc đây cả ở trong và ngoài n−ớc thì mổ đẻ không phải là chỉ định tuyệt đối. Trong nghiên cứu của Siverside CK và CS [61], chỉ có 20% thai phụ bị bệnh tim đ−ợc mổ đẻ, trong số 21 ca mổ này, chỉ có 1 ca có chỉ định mổ đẻ vì bệnh tim mà thôi. Mặc dù những thai phụ bị bệnh tim vẫn có thể đẻ đ−ờng âm đạo nh−ng so sánh với các nghiên cứu qua những giai đoạn khác nhau cho thấy tỷ lệ mổ đẻ ngày càng tăng. Mổ đẻ có nhiều −u điểm đối với thai phụ bị bệnh van tim bởi nó không gây mất sức vì chuyển dạ nên không làm tăng gánh nặng cho tim, đặc biệt có sự kết hợp đồng thời giữa các nhà tim mạch, sản khoa và gây mê hồi sức giúp chủ động giải quyết những tình huống bất ngờ trong quá trình diễn biến của bệnh. Ngoài ra, cũng phải kể đến những lý do khác nh− sản phụ có sẹo mổ đẻ cũ, tiền sử sản khoa nặng nề, yếu tố tâm lý của sản phụ và gia đình...cũng ảnh h−ởng đến quyết định của bác sĩ sản khoa.

- Tr−ớc đây, đẻ bằng Forceps là ph−ơng pháp hay đ−ợc áp dụng cho sản phụ bị bệnh tim khi chuyển dạ. Tỷ lệ đẻ bằng Forceps trong nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh là 45,86% [14], trong nghiên cứu của Nguyễn Bảo Giang [6] là 30,82%. Tỷ lệ đẻ Forceps trong nghiên cứu này là 4,84% (bảng 3.23), thấp hơn so với các nghiên cứu tr−ớc, với p<0,05. Có lẽ do mổ lấy thai ngày càng đ−ợc −u tiên hơn nên tỷ lệ đẻ bằng Forceps ở những sản phụ bị bệnh tim có xu h−ớng giảm.

- Đẻ th−ờng: trong nghiên cứu này, đẻ th−ờng chiếm 4,84% các tr−ờng hợp thai đủ tháng. Các nguyên nhân đẻ th−ờng hầu hêt là do các sản phụ tới phòng đẻ muộn, diễn biến chuyển dạ nhanh không kịp can thiệp. Tuy nhiên, theo lý thuyết, đây là ph−ơng pháp không nên sử dụng đối với những sản phụ bị bệnh tim.

4.2.3.2. Suy tim và cách đẻ

Bảng 4.10. Suy tim và cách đẻ, so sánh với các tác giả khác

Tác giả Không suy tim (%) Suy tim (%)

Đẻ đ−ờng ÂĐ 9,09 14,28 Phạm Ngọc Hà 2009 Mổ đẻ 90,91 85,72 Đẻ đ−ờng ÂĐ 80,55 76,92 Bhatla N. [33] 2003 Mổ đẻ 19,45 23,08

Khác với kết quả nghiên cứu của Bhatla N [33] tại ấn độ, theo kết quả nghiên cứu của tôi (bảng 3.23), cho dù chức năng tim ch−a bị ảnh h−ởng hay đã có suy tim, mổ đẻ vẫn đ−ợc lựa chọn với tỷ lệ cao. Nghiên cứu của Nguyễn Bảo Giang [6] tại Bệnh viện Phụ Sản Trung −ơng, từ năm 2000 đến năm 2004, tỷ lệ mổ đẻ ở bệnh nhân suy tim là 64,7%; còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thu H−ơng [8] tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2004 đến năm 2005, 100% các thai phụ có bệnh tim đều đ−ợc chỉ định mổ đẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thai nghén ở những thai phụ bị bệnh van tim tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm (2006 - 2008) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)