Một số biến chứng khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thai nghén ở những thai phụ bị bệnh van tim tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm (2006 - 2008) (Trang 68 - 70)

4.1.4.1. Loạn nhịp tim

Kết quả nghiên cứu này có 17,82% bệnh nhân có biến chứng rối loạn nhịp tim, trong đó chủ yếu là loạn nhịp hoàn toàn, xuất hiện ở bệnh nhân suy tim (bảng 3.11). Tỷ lệ biến chứng loạn nhịp trong nghiên cứu của Alvila WS. [29] cũng có giá trị t−ơng đ−ơng là 16,8%, tỷ lệ các thai phụ có biến chứng rung nhĩ trong nghiên cứu của Bhatla N. [33] và Sawhney H. [59] lần l−ợt là 3,8% và 2%. Rối loạn nhịp tim là một triệu chứng đáng quan tâm, nó làm cho dòng chảy của máu bị hỗn loạn, tạo điều kiện thuận lợi hình thành huyết khối,

do đó dẫn đến nguy cơ tắc mạch. Vì vậy chúng ta cũng cần phát hiện và điều trị sớm những rối loạn nhịp tim để đề phòng nguy cơ huyết khối.

4.1.4.2. Tắc mạch do huyết khối và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đây là 2 biến chứng th−ờng gặp ở các bệnh van tim. Trong nghiên cứu của Nguyễn Bảo Giang [6], tỷ lệ tắc mạch do huyết khối và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn lần l−ợt là 0,62% và 0,46%; kết quả nghiên cứu của Sawhney H. [59] là 0,8% và 0,8%. Tỷ lệ tắc mạch do huyết khối của Nguyễn Thu H−ơng [8] là 2,78%, của Bhatla N. [33] là 1,6%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này không gặp tr−ờng hợp nào bị tắc mạch do huyết khối, cũng không gặp biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong nghiên cứu này. Đây là kết quả của việc áp dụng chặt chẽ liệu pháp kháng sinh phòng nhiễm khuẩn đối với tất cả các thai phụ trong và sau khi làm thủ thuật, cùng với liệu pháp dùng thuốc chống đông máu để phòng huyết khối cho những thai phụ có nguy cơ nh− mang van tim nhân tạo, rối loạn nhịp tim, suy tim nặng. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ trong điều trị giữa Khoa sản và Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai mà chúng ta có đ−ợc kết quả này.

4.1.4.3. Biến chứng phù phổi cấp và tử vong

Phù phổi cấp là 1 tai biến đặc biệt nguy hiểm, diễn biến nhanh và tiên l−ợng nặng, có tỷ lệ tử vong cao. Trong nghiên cứu có 2 thai phụ có biến chứng phù phổi cấp và tử vong sau khi đã đ−ợc đình chỉ thai nghén, chiếm 1,98% tổng số thai phụ.

- 1 bệnh nhân 28 tuổi, con lần 2, thai 16 tuần, HHoHL-HoC, suy tim độ III, tử vong do phù phổi cấp sau nạo sảy thai 10 giờ.

- 1 bệnh nhân 28 tuổi, con lần 2, thai 22 tuần, HHoHL, suy tim độ IV, tử vong do phù phổi cấp sau mổ cắt tử cung cả khối 1 tuần.

Cả 2 bệnh nhân này đều đ−ợc chẩn đoán bệnh van tim, có suy tim từ tr−ớc khi có thai nh−ng không phòng thấp, không đ−ợc điều trị bệnh tim tr−ớc và trong khi mang thai cho đến khi bệnh quá nặng.

Nh− vậy, việc lấy thai ra chỉ là một b−ớc của quá trình điều trị, kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, thời điểm can thiệp sản khoa cũng nh− tim mạch, đặc biệt là tình trạng bệnh còn khả năng đáp ứng với điều trị hay không...

Tỷ lệ phù phổi cấp và tử vong trong ghiên cứu của Nguyễn Bảo Giang là 2,94% và 0,62% [8], của Sawhney H. là 2% và 2% [59]. Nh− vậy, tỷ lệ phù phổi cấp và tử vong t−ơng đối cao và ch−a có sự thay đổi qua các nghiên cứu gần đây. Đây là bằng chứng về mức độ nguy hiểm của bệnh van tim và thai nghén, càng đặt trách nhiệm nặng nề lên các nhà lâm sàng sản khoa và tim mạch trong việc giúp cho những phụ nữ bị bệnh van tim thực hiện −ớc mơ làm mẹ của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thai nghén ở những thai phụ bị bệnh van tim tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm (2006 - 2008) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)