Các nghiên cứu về bệnh van tim và thai nghén

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thai nghén ở những thai phụ bị bệnh van tim tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm (2006 - 2008) (Trang 31 - 35)

- Hầu hết các nghiên cứu đều đ−a ra rằng bệnh van hai lá mắc phải là hay gặp nhất chiếm phần lớn di chứng của thấp tim [23], [30], [53], [62].

- Sawhney H. và cộng sự [59] đã tổng kết trong 13 năm từ 1987 đến 1999 tại bệnh viện Nehru, ấn Độ. Trong thời gian này, tổng số tr−ờng hợp đến đẻ là 43034 trong đó 707 sản phụ là các bệnh nhân bị thấp tim, chiếm tỷ lệ 1,64%. Tác giả đã nghiên cứu hồ sơ của 480 sản phụ mắc bệnh tim do thấp. Kết quả là 304 bệnh nhân (63,3%) tổn th−ơng 1 van và HHL là tổn th−ơng hay gặp nhất (89,2%), tổn th−ơng nhiều van chiếm 36,7%; có 171 bệnh nhân (38,6%) đã đ−ợc phẫu thuật sửa van hai lá tr−ớc khi có thai và 48 bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật van hai lá trong khi có thai; 113 bệnh nhân (22,6%) có suy tim độ III – IV và 37 ng−ời trong số này cần phải mở van hai lá trong lúc mang thai. Các biến chứng ở ng−ời mẹ bao gồm 4% thiếu máu, 4,4% tăng

huyết áp, các tai biến tim mạch xảy ra ở 4% thai phụ trong đó 2% phù phổi, 2% rung nhĩ, 0,8% tắc mạch do huyết khối, 0,8% viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Có 10 bệnh nhân tử vong trong đó có 8 bệnh nhân suy tim độ III và IV. Tỷ lệ biến chứng nặng và tử vong đối với cả mẹ và con ở nhóm có suy tim nặng (NYHA III-IV) đều cao hơn so với nhóm ch−a có biểu hiện suy tim trên lâm sàng ( NYHA I-II).

- Bhatla N. và cộng sự [33] đã phân tích hồi cứu 207 thai phụ mắc bệnh tim tuổi thai từ 28 tuần trở lên từ tháng 6/1994 đến 12/2000, có 183 BN bị bệnh van tim do thấp chiếm 88,4% trong đó HHL đơn thuần chiếm −u thế. 28 thai phụ đ−ợc chẩn đoán bệnh tim trong thời gian mang thai, chiếm tỷ lệ 13,52%. Có 29,92% xảy ra biến chứng mẹ, 20,28% xảy ra biến chứng thai. 84,54% thai phụ không suy tim, 15,45% suy tim. Các thai phụ không suy tim ít xảy ra biến chứng hơn so với nhóm suy tim. 111 thai phụ đ−ợc can thiệp tim mạch tr−ớc khi có thai và 10 thai phụ đ−ợc tiến hành các can thiệp tim mạch trong thời gian mang thai (bao gồm nong van, sửa van và thay van tim nhân tạo). Kết quả đối với mẹ và con ở nhóm đ−ợc can thiệp là tốt hơn so với nhóm không đ−ợc can thiệp.

- Trong các nghiên cứu trên, đa số các tr−ờng hợp đều sổ thai qua đ−ờng âm đạo. Tỷ lệ mổ đẻ trong nghiên cứu của Sawhney H.[59] là 14%, của BhatlaN. [33] là 19,44% ở nhóm không suy tim và 23,07% ở nhóm suy tim.

- Trong hầu hết những nghiên cứu nói trên biến chứng suy tim là hay gặp nhất, suy tim độ III, độ IV có tỷ lệ tử vong cao.

- Nguyễn Bảo Giang [6] nghiên cứu 647 sản phụ bị bệnh tim (trong thời gian từ tháng 01/2000 đến tháng 9/2004) tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: tỷ lệ bệnh tim có thai là 1,24%, trong đó, bệnh van tim mắc phải chiếm 71,10%. Các bệnh tim mắc phải gồm HHoHL: 52,86%, HHL :24,92%, HoHL: 22,22%.

Suy tim là tai biến hay gặp nhất: 30,29% sản phụ bị bệnh tim. Trong đó tỷ lệ suy tim ở bệnh van hai lá là 34,61%

10 tr−ờng hợp doạ phù phổi cấp trong đó 9 bệnh nhân tổn th−ơng van hai lá.

9 tr−ờng hợp phù phổi cấp trong đó 6 tr−ờng hợp tổn th−ơng van hai lá. 3 tr−ờng hợp Osler xảy ra ở bệnh nhân HHoHL kèm theo tăng ALĐMP và phì đại thất trái.

4 tr−ờng hợp tử vong đều trên bệnh nhân tổn th−ơng van hai lá phối hợp van khác có suy tim.

Trong đó:

3 bệnh nhân con rạ, trên 30 tuổi 1 bệnh nhân con so, 26 tuổi.

Có 30,34% tr−ờng hợp biến chứng con

Biến chứng với thai tăng theo mức độ suy tim của ng−ời mẹ. Các biến chứng gồm đẻ non, suy dinh d−ỡng, sảy thai, thai l−u, thai bất th−ờng, đình chỉ thai nghén sớm.

- Nguyễn Thu H−ơng [8] nghiên cứu 49 sản phụ bị bệnh tim tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2003 đến hết 12/2005:

Bệnh tim mắc phải chiếm 73,47% số bệnh nhân bị bệnh tim. Trong đó bệnh van hai lá chiếm 94,44%.

Biến chứng suy tim chiếm 83,33% và suy tim do tổn th−ơng van hai lá chiếm tỷ lệ cao nhất:

55,5% bệnh nhân HHL có suy tim 66,67% bệnh nhân HoHL có suy tim

90,9% bệnh nhân HHoHL có suy tim

90% bệnh nhân van hai lá + van khác có suy tim.

Có 1 tr−ờng hợp HHoHL, loạn nhịp hoàn toàn, suy tim độ 3 bị tắc mạch phổi sau đẻ.

Tỷ lệ sản phụ đ−ợc điều trị nội khoa là 42,8%, điều trị ngoại khoa là 12,24%, có 40,82% sản phụ không đ−ợc điều trị gì.

Tỷ lệ can thiệp tim mạch tr−ớc mang thai là 14,29%.

Mổ lấy thai đ−ợc chỉ định rộng rãi, mổ lấy thai + triệt sản 2 vòi trứng chiếm 18,37%, mổ lấy thai + cắt tử cung bán phần chiếm 4,08%.

Chơng 2

Đối tợng vμ phơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thai nghén ở những thai phụ bị bệnh van tim tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm (2006 - 2008) (Trang 31 - 35)