Khám tĩnh mạch

Một phần của tài liệu Bài giảng chẩn đoán bệnh thú y phần 1 đh huế (Trang 51 - 53)

Khám tĩnh mạch bằng phương pháp nhìn, sờ, nắn, nghe có thể biết được tình trạng tuần hoàn của cơ thể, những tổn thương ở tim và mạch quản, có khi cả những thay đổi tính chất của máu.

1. Tĩnh mạch xung huyết.

Quan sát độ xung huyết ở tĩnh mạch trên bề mặt cơ thể hoặc ở niêm mạc. ở ngựa quan sát ở tĩnh mạch bụng ngoài, trâu bò quan sát ở tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vú.

Tĩnh mạch xung huyết có thể cục bộ hoặc toàn thân.

Nếu ứ máu tĩnh mạch toàn thân sẽ thấy ứ máu tĩnh mạch dưới ngực, bụng, bốn chân, đặc biệt là tĩnh mạch cổ, tính mạch vú và tĩnh mạch ngoài ngực nổi lên rất rõ.

Nguyên nhân gây ứ máu tĩnh mạch: suy tim, van 3 lá đóng không kín, hẹp lỗ nhĩ thất phải, bao tim bị viêm, tích nước.

ứ máu tính mạch cục bộ thường do viêm ở cục bộ, khối u chèn ép hoặc do nhồi huyết, vết sẹo làm tắc tĩnh mạch gây ứ máu. Nếu ứ máu nặng thì mạch căng rộng và sẽ gây thuỷ thũng cục bộ.

2. Tĩnh mạch đập.

Tim hoạt động làm thay đổi dung tích tĩnh mạch gọi là tĩnh mạch đập. Hiện tượng đó quan sát được khá rõ ở phần dưới tĩnh mạch cổ ngựa, bò.

a) Tĩnh mạch đập âm tính: là tĩnh mạch đập cùng kỳ tim giãn. Tim đập chậm, tĩnh mạch đập càng rõ. Lấy tay đè lên tĩnh mạch cổ thì phần gần tin tĩnh mạch xẹp hẳn dù tim co hay nghỉ; phần xa tim máu dồn đầy tĩnh mạch làm cho nó căng lên. Tính mạch đập âm tính là hiện tượng sinh lý bình thường.

b) Tĩnh mạch đập dương tính: là tĩnh mạch nẩy lên cùng với kỳ tâm thất thu. Nguyên nhân là do hở van 3 lá, khi tim co, máu chảy ngược lại tâm nhĩ rồi vào tĩnh mạch cổ mà gây lên. Lấy tay đè lên tĩnh mạch cổ thấy phần gần tim ứ máu khi tim co.

c) Tĩnh mạch cổ đập động: là do động mạch cổ đập quá mạnh ảnh hưởng đến tĩnh mạch cổ. Hiện tượng này là sinh lý ở bò nhưng là bệnh lý đối với các loài khác. Thường là do hở van động mạch chủ.

VI. Huyết áp

1. Huyết áp động mạch

Huyết áp động mạch thay đổi theo kỳ tâm trương. Lúc tâm thất co bóp, huyết áp trong động mạch cao nhất (huyết áp tối đa). Lúc tâm trương, huyết áp trong động mạch thấp nhất (huyết áp tối thiểu).

Huyết áp thay đổi theo vị trí mạch quản. Ví dụ huyết áp ở phần đầu của động mạch chủ là 200 mmHg, động mạch phổi là 50 - 70 mmHg.

Huyết áp cao thấp phụ thuộc lực co bóp của tim, lòng huyết quản to hay nhỏ, lực trương của huyết quản, độ nhớt và tốc độ máu chảy. Tim càng co mạnh, các vi huyết quản co nhỏ, độ nhớt máu cao, tốc độ máu chảy chậm, thì huyết áp càng cao. Trong phạm vi nhất định, lực tim co yếu thì huyết quản co nhỏ để ổn định huyết áp nên tốc độ máu chảy đến các huyết quản không đổi.

Mạch và huyết áp liên quan với nhau: mạch càng nhanh, huyết áp càng thấp: tuổi, tính biệt, tình trạng lao tác và nhiệt độ môi trường đều ảnh hưởng đến huyết áp.

Loài vật Huyết áp tối thiểu Huyết áp tối đa

Bò 30 - 50 110 - 140 Ngựa 35 - 50 110 - 120 Dê, cừu 50 - 65 100 - 120 Lợn 45 - 55 135 - 155 Chó 30 - 40 120 - 140 a) Những thay đổi bệnh lý

- Huyết áp cao (Hypertonia): ở gia súc thường xuất hiện không lâu dài như ở người, hay gặp trong các bệnh gây đau đớn, teo thận, trúng độc trì, khi tâm thất trái nở dày, van động mạch chủ đóng không kín.

Huyết áp thấp (Hypotonia): thấy trong các trường hợp thiếu máu, mất máu, xẹp mạch. Huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm lúc van động mạch chủ đóng không kín, con vật bị choáng.

Huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng khi lỗ nhĩ thất trái hẹp. b) Cách đo huyết áp động mạch

Thường dùng các phương pháp đo gián tiếp.

Trâu, bò, ngựa, la, lừa: đo huyết áp ở động mạch đuôi Dê, cừu, lợn: đo huyết áp ở động mạch chân trước.

Huyết áp kế gồm có một túi cao su, một bóng cao su và một bảng có khắc độ là nơi đọc kết quả dựa vào sự di chuyển của cột thuỷ ngân. Bóng cao su để bơm khí vào túi cao su, khi cần lại xả hết khí ra.

Đo huyết áp theo cách sờ mạch: cột chặt túi cau su vào khấu đuôi, một tay sờ mạch ở phần ngoài, một tay bóp bóng cao su để bơm khí vào túi cao su. Bơm đến khi không sờ thấy mạch đập. Lúc này áp lực trong túi cao su lớn hơn áp lực động mạch. Xả dần khí ra cho tới khi thấy xuất hiện mạch đập. Lúc này nhìn chỉ số trên cột thuỷ ngân chính là huyết áp tối đa.

Tiếp tục xả khí đến khi mạch đập trở lại bình thường. Nhìn chỉ số trên cột thuỷ ngân chính là huyết áp tối thiểu.

Có thể dùng khí áp kế nối với túi cao su, có kim chuyển động theo áp lực khí trong túi cao su thay đổi.

2. Huyết áp tĩnh mạch

Đo huyết áp tĩnh mạch bằng phương pháp trực tiếp ở tĩnh mạch cổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách đo: cắt sạch lông vùng giữa cổ, sát trùng. Một đầu dây cao su gắn vào kim tiêm, đầu con lại gắn với huyết áp kế. Sát trùng ống cao su và kim, rồi tráng ống và kim bằng xitrat natri 5%. Chích kim vào tĩnh mạch, hạ huyết áp kế sao cho số không (0) trên huyết áp kế thăng bằng với vị trí chích kim. Máu chảy vào ống cao su làm thay đổi cột nước trong huyết áp kế. Chỉ số đo được chính là huyết áp tĩnh mạch.

Ở bò, huyết áp tĩnh mạch cổ là 80 - 180 mm; ngựa là 80 – 130 mm nếu đo ở tĩnh mạch cổ, là 80 - 120 mm nếu đo ở tĩnh mạch ngoài ngực.

Huyết áp tĩnh mạch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, thần kinh, nhiệt độ môi trường.

Huyết áp tĩnh mạch cao lúc cơ tim biến tính, cơ tim thoái hoá, hẹp lỗ nhĩ thất phải, van ba lá đóng không kín; đặc biệt là viêm bao tim do ngoại vật, huyết áp tĩnh mạch có thể lên cao 620 mm cột nước. Thiếu vitamin A, huyết áp tính mạch cũng cao.

Huyết áp tĩnh mạch thấp khi cơ thể bị mất máu nhiều, lúc trúng độc, lúc bị choáng.

Một phần của tài liệu Bài giảng chẩn đoán bệnh thú y phần 1 đh huế (Trang 51 - 53)