IV. Khám mạch máu
4. Tính chất mạch
4.1. Mạch to: đặc điểm là mạch nổi rõ hơn bình thường, mạnh và chắc.
Nguyên nhân do máu chảy từ tim vào động mạch lớn, chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu nhiều.
Thường thấy trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, tâm thất trái nở dày; khi van động mạch chủ đóng không kín.
4.2. Mạch nhỏ: đặc điểm là thành mạch quản chấn động nhẹ.
Nguyên nhân do tim co bóp yếu, máu chảy từ tim vào mạch quản ít, lỗ động mạch chủ hẹp, cơ thể bị mất nhiều máu.
Mạch nhỏ và cứng thấy trong bệnh viêm thận mãn tính và xơ cứng động mạch.
Nếu mạch rất nhỏ thì gọi là mạch chỉ: đặc điểm là mạch đập rất yếu, sờ lâu mới thấy. Thường do suy tim cấp tính, huyết áp hạ, độ căng mạch giảm.
Thường gặp khi suy tim do viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, trong rất nhiều bệnh truyền nhiễm và các trường hợp trúng độc.
Nếu khi bắt mạch chỉ thấy cảm giác thành mạch rung khẽ, gọi là mạch rung.
4.3. Độ căng của thành mạch: là sức cản trở lại lúc ta đặt tay lên mạch (cảm giác cứng hay mềm khi bắt mạch). Cảm giác này còn liên quan đến huyết áp.
Lợn, dê, cừu khoẻ mạnh: độ căng mạch lớn hơn trâu bò khoẻ mạnh.
Mạch cứng: lúc đặt tay bắt mạch có cảm giác căng, mạch quản cứng. Gặp trong bệnh uốn ván, các bệnh ở thận và một số trường hợp trúng độc, xơ cứng động mạch và viêm phúc mạc.
Tần số mạch đập của một số loài như sau:
Loài Tần số mạch đập Tần số hô hấp Bò 50 - 80 10 - 30 Trâu 36 - 60 10 - 30 Ngựa 24 - 42 8 - 16 Lợn 60 - 90 (tim đập) 10 - 20 Chó 70 - 120 10 - 30 Mèo 110 - 200 20 - 30 Thỏ 120 - 200 50 - 60 Dê, cừu 70 - 80 12 - 20 Gia cầm 150 -200 (tim đập)
Mạch mềm: cảm giác mạch đập rất yếu hoặc không có. Trường hợp này gặp khi suy tim, cơ thể mất nhiều máu; các bệnh thần kinh làm tính căng của thành mạch giảm.