Nạn nhân của bệnh thành tích

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 32 - 34)

Theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mức thâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang tính tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP, có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh.

Mười một sáng lập viên lúc bấy giờ vẫn ấn định giờ G là ngày 1/1/1999 ra mắt đồng euro, nhưng không có quốc gia nào trong khối lúc đó đáp ứng được tiêu chí trên, thậm chí, lúc đó Bỉ có tổng nợ quốc gia lên đến 131% GDP, gấp 2,2 lần mức cho phép. Theo những quy định của Hiệp ước này, Hi Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung Châu Âu vào tháng 5/1998. Nhưng 2 năm sau, ngày 1/1/2001, mặc dù chưa đủ chuẩn, Hi Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.

 Gia nhập vội vã: Tham vọng tạo ra một khối kinh tế chung có sức ảnh hưởng đã khiến cho các thành viên sáng lập lúc bấy giờ muốn có càng nhiều thành viên càng tốt. Điều đó khiến các tham vọng chính trị va vấp với những thực trạng về nền kinh tế các quốc gia. Đối với Athens khi đó, việc gia nhập khu vực sử dụng đồng Euro vừa là vấn đề danh dự, vừa là sự cần thiết, vì nếu Hy Lạp sử dụng đồng tiền chung, giới đầu cơ tiền tệ sẽ không thể tấn công và nền kinh tế của nước này sẽ có được sự bình ổn, đồng thời, Hi

Lạp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp. Do đó, bất chấp tất cả, các quốc gia châu Âu “làm đẹp” sổ sách bằng mọi giá để kịp tiến độ gia nhập. Lúc đó, con số “sạch đẹp” thâm hụt 4% của Hy Lạp khiến một số người nghi ngờ.

 Những số liệu “ma”: Tháng 3/2000, dưới một tiêu chuẩn kế toán mới, thâm hụt thực sự của Hi Lạp vào năm 1998 là 3,2%. Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào năm 1998 là 4,3%, bởi Hi Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu mua sắm công với viện trợ chính phủ đến 2 tỉ euro. Không chỉ thế, Hi Lạp còn cố ý không tính đến một số chi tiêu quân sự, y tế trong tổng chi chính phủ, và thậm chí, quốc gia này còn xem một số viện trợ từ châu Âu là khoản thu vào của chính phủ. Với cách này, Hi Lạp đã “bùa” thâm hụt ngân sách năm 2003 một cách khó tin. Tháng 3/2004, Hi Lạp công bố thâm hụt ngân sách 2,6 tỉ euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 2,7%. Dưới áp lực từ châu Âu, Hi Lạp công bố lại là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải là 4,6%. Đến tháng 3/2005, Hy Lạp thông báo thâm hụt của năm 2003 thật là 5,2%, và lần nữa thay đổi vào cuối năm đó, con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt năm 2003 đã tăng từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro.

 Thể chế tài chính của EU chưa có những chế tài đủ mạnh: Thể chế tài chính của EU không đủ năng lực và chuyên môn để kềm chế những thành viên không tuân thủ hiệp ước của khối.

+ Năm 1996, khi thảo luận xem liệu có cần thiết có những công cụ trừng phạt những thành viên vi phạm hay không, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Đức Helmut Kohl cho rằng nên dựa vào ý thức, và cuối cùng EU ủng hộ chủ trương này, EU cho rằng các quốc gia sẽ phải tự điều tiết lấy. Vì vậy, ở thời điểm gia nhập liên minh, đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy Hi Lạp đưa ra những số liệu không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách, nhằm đưa ra hình ảnh về tình hình tài chính công của

họ tốt hơn thực tế nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối vì lý do chính trị. Chính sự thờ ơ, thiếu kiểm soát chặt chẽ này đã tiếp tay gây ra cuộc khủng hoảng. Các năm 2002, 2003, và 2004, ngay cả Đức và Pháp đã không tuân thủ được các điều khoản về thâm hụt ngân sách, tạo ra một tiền lệ cho rằng các nước lớn có thể vi phạm, nên nước nhỏ cũng được. Điều này càng giảm đi tính kỷ luật của chính sách chung.

+ Tới năm 2004, EU đã mở cuộc điều tra đầu tiên nhằm vào tình trạng bội chi của Athens. Mặc dù Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) thu thập đủ bằng chứng về sự gian dối số liệu của Hi Lạp, nhưng các quan chức của châu Âu vẫn không trục xuất Hi Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung euro. Lý do đơn giản là trên thực tế chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc EU đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này là Phần Lan và Luxembourg. Đó là lý do mà hiện nay, tổng giá trị nợ của khu vực sử dụng đồng euro chiếm 84% GDP của khối.

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w