Sự yếu kém trong điều hành đất nước của chính phủ Hi Lạp

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 37 - 38)

Gia nhập khu vực đồng tiền chung euro năm 2001 là cơ hội lớn để Hi Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Thực tế, đây lại là nguyên nhân khiến quốc gia này lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Tham nhũng, hối lộ, trốn thuế có hệ thống: Hi Lạp hiện đang là một trong những nước có nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất EU:

+ Dựa theo CPI (chỉ số nhận thức tham nhũng) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Hi Lạp đứng cuối cùng, sau cả Rumani và Bungari. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hi Lạp được ước tính vào khoảng 10% GDP. Nói cách khác, khoảng hơn 50% số thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp là do tham nhũng mà ra. Theo giới nghiên cứu, tỷ lệ thất thoát thuế ở Hy Lạp thuộc hàng lớn nhất châu Âu và cũng là con số khá cao trên thế giới khi hàng năm, số tiền thuế thất thoát lên tới 25%.

+ Hi Lạp có một hệ thống tài khóa khá kém, trong đó nền kinh tế ngầm ước tính có quy mô tương đương 20-30% nền kinh tế chính thức, và giá trị trốn thuế hàng năm có thể lên tới 30 tỷ USD. Chỉ cần thu đủ thuế là đủ sức đưa thu chi của Athens trở lại với trạng thái cân bằng, nhưng biện pháp đơn giản này xem ra vô cùng khó thực hiện.

+ Việc chi tiêu công quỹ “siêu thoáng” cũng như bộ máy công quyền không ngừng “lớn mạnh” về số lượng, nhưng chất lượng, hiệu quả công việc lại giảm đi rất nhiều. Chính phủ chỉ biết sử dụng vốn bất hợp lý và lãng phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ. Thí dụ, Chính phủ chi 12 tỷ euro cho

công tác tổ chức Thế vận hội Olympic Athens 2004, cao hơn tới 10 tỷ so với dự kiến. Đối với quỹ lương của khối dịch vụ công, nó đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó, nguồn thu không được cải thiện sau hàng loạt biện pháp cắt giảm thuế để kích thích đầu tư. Thỏa thuận tài trợ 110 tỉ euro chung của IMF và khối Liên hiệp châu Âu cho Hy Lạp có chỉ ra rằng trong năm trước, ngoài số tiền dùng trả lãi vay, có đến 75% phần chi còn lại của ngân sách Chính phủ Hy Lạp là để duy trì một mức lương và phúc lợi xã hội cao. Tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động.

+ Và, thật bất ngờ, chính sự trợ giúp của EU trong những năm qua lại là nhân tố khiến tham nhũng ở Hi Lạp tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính trong vòng 3 thập kỷ kể từ khi Hy Lạp gia nhập EU, nước này đã nhận được tổng cộng khoảng 300 tỷ euro tiền trợ cấp từ EU, vậy mà họ vẫn lâm vào cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, còn EU lại phải cứu trợ.

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 37 - 38)