Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 50 - 54)

b. Thiếu thông tin kinh tế

2.2.1.2. Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam:

Giai đoạn 1993 -2003:

Nguồn: World Bank (World Development Report)

Thời gian trước năm 2000, Việt nam nợ nước ngoài nhiều, tỷ lệ nợ/xuất khẩu ; Nợ/GNI rất cao, tuy nhiên từ năm 2000, sau khi cơ cấu lại nợ qua Câu lạc bộ Paris 1993, CLB Luân đôn 1997, xử lý nợ với Nga năm 2000, các chỉ số nợ của Việt nam được cải thiện rõ rệt, được xếp vào nhóm nước có tỷ lệ nợ thấp, có khả năng thanh toán.

Giai đoạn năm 2006 đến 2010

ĐVT: TRIỆU USD, % NĂM

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 2009 30/06/10

DƯ NỢ NƯỚC NGOÀI 15,641.33 19,252.55 21,816.50 27,928.67 29,002.01

DƯ NỢ NƯỚC NGOÀI/GDP (%) 31.4 32.5 29.8 39

NỢ CÔNG/GDP(%) 26.7 28.2 25.1 29.3

NGHĨA VỤ TRẢ NỢ/XNK (%) 4 3.8 3.3 4.2

NGHĨA VỤ TRẢ NỢ CP/THU NSNN (%) 3.7 3.6 3.5 5.1

DỰ TRỮ NGOẠI HỐI/TỔNG DƯ NỢ NH 6.380 10.177 2.808 290

NGHĨA VỤ NỢ DỰ PHÒNG/THU NSNN 4.5 4.6 4.7 4.3

Nguồn: Bản tin số 6 – Bộ Tài chính.

Nhận định: Nhìn chung, nợ của Việt Nam đến thời điểm này không quá lo ngại, do chúng ta đã thành công trong việc xử lý nợ đến hạn, khống chế được luồng nợ vay ngắn hạn… Đến năm 2009 tổng dự nợ nước ngoài của Việt Nam là 27,93 tỷ USD, bằng 39% GDP. Đến 6 tháng đầu năm 2010, tổng nợ nước ngoài là 29 tỷ USD, tăng 1,03 tỷ USD. Không cập nhật các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài như: dư nợ so với GDP; nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, so với thu ngân sách… nhưng có thể cho rằng

nhiều chỉ tiêu trong số này không xấu đi so với cuối năm 2009, thậm chí có thể tốt hơn do tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ này đã phục hồi.

Riêng chỉ tiêu dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn là đáng lo ngại hơn cả. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đều cho rằng, cán cân thanh toán năm 2010 tiếp tục thâm hụt 4 tỷ USD. Trước đó, chỉ tiêu này vào cuối năm 2009 chỉ tương đương 290%, sụt giảm mạnh từ mức trên 10 nghìn lần vào cuối năm 2007, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ này tuy cao hơn tỷ lệ an toàn do WB đưa ra (200%) nhưng tốc độ giảm nhanh, có rủi ro lớn trong những năm sau.

Bảng cơ cấu dư nợ nước ngoài của chính phủ theo lãi suất vay:

Nguồn: Bản tin số 6 – Bộ Tài chính.

Một điểm đáng lưu ý là các khoản vay có lãi suất cao tăng mạnh trong nửa đầu năm 2010, trong khi khoản vay lãi suất ưu đãi hơn ít thay đổi. Không kể các khoản nợ được bảo lãnh, nợ nước ngoài của Chính phủ chỉ tăng nhẹ ở các khoản vay có lãi suất dưới 1%; giảm nhẹ ở mức lãi suất 1 đến dưới 3%; nhưng tăng tới 11,65% ở khoản vay lãi suất 3 đến dưới 6%; và tăng gấp đôi ở khoản vay lãi suất 6-10%. Điều này có nghĩa số tiền lãi mà VN phải trả sẽ tăng lên rất nhiều trong những năm tới, tăng gánh nặng trả nợ cho VN.

Xét về cơ cấu thời hạn vay nợ nước ngoài: Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 98,25% tổng nợ (năm 2006), nợ ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Tuy nhiên, các khoản vay trong những năm 1990 sẽ đến hạn, thời gian ân hạn cho những khoản vay trước đó sẽ dần kết thúc nghĩa vụ nợ tăng lên, sẽ gây những khó khăn cho công tác trả nợ.

Liên quan đến diễn biến này, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam cũng tụt hạng nghiêm trọng kể từ cuối năm 2009 và đến nay vẫn ở mức khá thấp.

Cơ cấu đồng tiền cũng có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vay bằng USD và giảm ở các đồng tiền mạnh khác. Tỷ trọng vay bằng USD từ mức gần 17% vào cuối năm 2009 đã tăng lên xấp xỉ 23% vào giữa năm ngoái.

Cùng thời gian này, các khoản vay bằng đồng Yên đã giảm tỷ trọng từ 39,63% xuống còn 38,25%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) giảm từ 29,29% xuống 26,64%; vay bằng đồng Euro từ 10,78% còn 9,21%...

Nguồn: Bản tin số 6 Bộ Tài Chính

Theo Bộ Tài chính, VN đã vay nhiều nhất từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) với số tiền 6,1 tỉ USD, tiếp theo là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 3,8 tỉ USD, các chủ nợ tư nhân khác 2,4 tỉ USD... Nợ song phương với các quốc gia khác, VN hiện nợ Nhật Bản nhiều nhất (trên 8,4 tỉ USD), tiếp theo là Pháp (trên 1 tỉ USD), Nga (579 triệu USD), Trung Quốc (448 triệu USD)... Với Mỹ, VN chỉ nợ trên 89 triệu USD.

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w