TÌNH TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.1. Một số biện pháp chung mà các nước đang phát triển đã sử dụng để khắc phục nợ nước ngoài hiện nay.
• Phát huy nội lực, huy động vốn của mọi thành phần kinh tế trong nước để đầu tư ngày một nhiều hơn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trong tổng vốn đầu tư thực hiện. • Tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững, có chất lượng, đẩy nhanh xuất khẩu, chỉ nhập khẩu những thiết bị, nguyên, nhiên liệu (đặc biệt là xăng, dầu, điện), vật tư cần thiết để do trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất nhưng không có hiệu quả bằng nhập (sử dụng lợi thế so sánh), hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, thu hẹp khoảng cách giữa xuất và nhập để trong tương lai xuất bằng nhập và có thể tiến tới xuất siêu.
• Đưa ra các quy định, chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả các khoản vay, chống lãng phí, quan liêu và nhất là chống tham nhũng không chỉ trong các nguồn vay vốn nước ngoài mà từ các nguồn khác.
• Cơ cấu lại tỷ lệ vay nước ngoài, hạn chế vay ngắn hạn; Điều này Việt Nam đang làm rất tốt.
• Đẩy mạnh thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), đây là hướng lâu dài không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay cả nước phát triển. Một số nước đã nhận ra điều này và đang tích cực áp dụng bằng các chính sách mở thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt để tranh thủ nguồn vốn trực tiếp này.
• Gia tăng tiết kiệm tiêu dùng từ trong dân cư đến các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước (nhất là các hàng hoá và dịch vụ phải thanh toán bằng ngoại tệ).
• Gia tăng lượng kiều hối về nước nhằm tăng nguồn ngoại tệ, giảm áp lực tỷ giá khi đến hạn trả nợ.
3.2. Một số kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng nợ nước ngoài của các nướcđangphát triển hiện nay. phát triển hiện nay.
• Các quốc gia con nợ tìm các giải pháp thương lượng để các chủ nợ sẵn lòng xóa đi một phần các khoản nợ chưa thanh toán hoặc định mức tối đa đối với lãi suất của các khoản nợ hiện có. Đồng thời đàm phán việc gia hạn hoặc cho vay mới với thời gian dài nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.
• Các nước đang phát triển cần đánh giá lại lợi thế thương mại của quốc gia nhằm xem xét việc sử dụng công cụ thuế suất xuất, nhập khẩu một cách hợp lý, đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ các sản phẩm dư thừa trong nước để gia tăng xuất khẩu. Mặt khác tìm kiếm các nguồn cung hàng hóa cần thiết với chi phí rẻ ở nước ngoài.
• Các nước con nợ cần tái xây dựng lại và cải cách nền kinh tế của họ. Họ cần có những chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn lực trong nước, bảo đảm ổn định và dân chủ hóa hoạt động chính trị, cải tổ cơ cấu kinh tế, sử dụng vốn vay có hiệu quả, chấm dứt nạn tham nhũng, tạo môi trường pháp lý để gia tăng mức tín nhiệm của quốc gia. • Trong phân bố sử dụng nguồn vốn vay do Nhà nước cam kết phải ưu tiên hoặc chỉ phân bố cho các chương trình dự án, đơn vị có khả năng thanh toán cả gốc và lãi khi đến hạn trả. Để đánh giá các dự án hiệu quả, Chính phủ cần tiến hành đánh giá chéo, hoặc dùng phương pháp so sánh các nhà đầu tư khác nhau để lựa chọn một chủ đầu tư tốt nhất. Đây là việc làm đặc biệt cần thiết và quan trọng nhằm quản lý tốt khả năng trả nợ nước ngoài và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, tuy nhiên đây là vấn đề không dễ dàng đối với các nước, nó còn tùy thuộc vào năng lực lãnh đạo của các quốc gia, và cần phải có đội ngũ nhân lực có kiến thức tốt về kinh tế vĩ mô.
• Nhà nước phải có thông tin thống kê chính xác, kịp thời các khoản vay, cũng như nợ nước ngoài của mọi thành phần kinh tế. Cần nhấn mạnh điều này, vì nhiều nước đã khẳng định một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và ảnh hưởng không nhỏ tới các nước khác, là do Chính phủ các nước này đã không quản lý chặt chẽ do đó không có các thông tin chính xác về mức độ nợ nước ngoài của toàn nền kinh tế, cũng như khối lượng tiền (ngoại tệ) phải trả của toàn nền kinh tế.
3.3. Các kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cường giám sát và quản lý nợ nước ngoàitại Việt Nam. tại Việt Nam.
3.3.1. Kiến nghị các giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài
3.3.1.1. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững
Để có thể đảm bảo an toàn tín dụng, nền kinh tế phải có tăng trưởng kinh tế cao để đảm bảo lãi vay nợ không vượt quá khả năng sinh lời của nó. Bên cạnh nguồn kiều hối chuyển về nước (chiếm tỷ trọng nhỏ) thì xuất khẩu là nguồn cung lớn nhất cho trả nợ vay nước ngoài, vì vậy muốn nâng cao năng lực trả nợ và hạn chế những rủi ro tác động từ bên ngoài đòi hỏi xuất khẩu phải tăng trưởng cao, đa dạng hoá về cơ cấu và chủng loại. Để làm điều đó, Việt Nam cần tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp có lợi thế xuất khẩu như gạo, cà phê,...xuất khẩu cả về chất lượng, giá cả lẫn số lượng.
3.3.1.2. Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lý
Việt Nam hiện tại có cơ cấu nợ ngắn hạn thấp, tuy nhiên vẫn luôn phải quan tâm và quản lý tốt. Để hạn chế tác động tiêu cực của luồng vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế và với an ninh tài chính quốc gia, trước hết tự do giao dịch vốn cần: (i) tăng cường kiểm soát các luồng vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vốn ngắn hạn; (ii) xây dựng và củng cố năng lực phân tích, quản trị vấn đề tài chính của các doanh nghiệp, (iii) xây dựng cơ chế pháp lý chặt chẽ.
3.3.1.3. Ổn định lạm phát
Ổn định lạm phát là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay, bởi lẽ nó không chỉ làm gia tăng nợ nước ngoài mà nó còn là một chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Muốn bình ổn lạm phát có hiệu quả thì điều quan quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân của nó và từ đó có những giải pháp thích hợp.
3.3.1.4. Thay đổi hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới.