Hi Lạp và cuộc khủng hoảng nợ công từ cuối năm

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 27 - 32)

7 Vi.wikipedia.org/wiki/tham_nhũng

2.1.6.1.Hi Lạp và cuộc khủng hoảng nợ công từ cuối năm

Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công

Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu, là thành viên của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của đảng xã hội Hi Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải. Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ

tiền nhiệm dự báo trước đó. Nợ công của nhà nước đã tới ngưỡng gần 300 tỷ euro, tương đương 125% GDP, chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung. Theo quy định của Hiệp ước về ổn định tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu, thâm hụt ngân sách của các nước thành viên không được phép vượt quá 3% GDP. Như vậy, mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp đã vượt quá khoảng 4 lần. Những khó khăn mà Hi Lạp vấp phải lúc này gồm:

- Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn thanh toán 8,5 tỷ euro (tương đương với 11,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ vào ngày 19/5/2010 với mức vay nợ như trên. Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ.

- Định mức tín nhiệm của nước này tiếp tục đi xuống trong mắt các tổ chức quốc tế. S&P tiếp tục hạ điểm của Hy Lạp xuống còn BBB- vào ngày 16/12. Các nhà đầu tư bị sốc mạnh. Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về mất khả năng thanh toán của Hi Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của chính phủ Hi Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn như cam kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.

- Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp kì hạn 10 năm đã lập mốc cao kỷ lục kể từ khi gia nhập Eurozone vào tuần cuối cùng của tháng 1/2010. Chủ tịch nhóm đồng tiền chung Châu Âu, Jean Claude Junker tuyên bố không loại trừ nguy cơ Nhà nước Hy Lạp bị phá sản. Theo nhận định của cơ quan thẩm định mức độ rủi ro FITCH, khả năng thanh toán nợ của Athena đã xuống đến mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp liên tục phải nâng lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế.

Giải pháp của chính phủ Hi Lạp và các nước thuộc liên minh Châu Âu thực hiện nhằm cứu Hi Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng

- Lo sợ sự ảnh hưởng tới đồng tiền chung Châu Âu, vào cuối tháng 3/2010, các nước sử dụng chung đồng euro và IMF đã đồng ý cung cấp các khoản vay cho Hi Lạp. Tuy

nhiên những cam kết thiếu cụ thể này chưa đủ sức thuyết phục để làm giảm sức ép lãi suất trên thị trường trái phiếu đối với chính phủ Hi Lạp. Vào ngày 11/4 các nhà lãnh đạo châu Âu thông báo hứa sẽ cho chính phủ Hi Lạp vay 30 tỉ $, cùng với khoản vay 15 tỉ $ từ IMF, với mức lãi suất 5% - thấp hơn so với mức lãi suất 7,5% mà Hi Lạp đang phải trả. Cũng trong tháng 4/2010, ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói cứu trợ trị giá 60 tỉ $ nhằm cứu con tàu kinh tế đang chìm dần. Giới đầu tư quốc tế tiếp tục hạ thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hi Lạp, điều này khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đối tác của Hi Lạp ở châu Âu buộc phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn hơn. Kế hoạch này được công bố ngày 2/5 và được thông qua bởi quốc hội Hi Lạp ngày 6/5, Hi Lạp sẽ nhận được khoản vay trị giá 110 tỉ euro hay tương đương 140 tỉ $ trong vòng 3 năm tới nhằm tránh mất khả năng thanh toán. Đổi lại, chính phủ Hi Lạp phải đáp ứng những cam kết cắt giảm nợ trong vòng 3 năm tới và thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Ngày 18/5 Hi Lạp đã nhận được khoản vay đầu tiên trong gói cứu trợ kéo dài 3 năm của 10 nước châu Âu, trong đó có Đức, và IMF nhằm tránh khả năng phá sản. Gói cứu trợ kéo dài 3 năm này được đưa ra nhằm giúp Hi Lạp không cần dựa vào thị trường tài chính cho tới cuối năm 2011 và quý đầu của năm 2012. Khoản giải ngân này đã giúp Hi Lạp trả món nợ trị giá 8,5 tỉ euro đáo hạn vào ngày hôm sau. Khoản nợ tiếp theo mà chính phủ Hi Lạp cần phải chi trả trị giá 8,6 tỉ euro sẽ đáo hạn vào tháng 3/2011.

- Nằm trong kế hoặc thắt lưng buộc bụng nhằm nhận được gói cứu trợ, vào đầu tháng 3/2010 chính phủ Hi Lạp đã phê chuẩn một kế hoạch cắt giảm chi tiêu bao gồm: cắt giảm ngân sách dành cho y tế, quốc phòng, tăng thuế, lãnh đạo Hy Lạp tuyên bố một chính sách lương thưởng hà khắc đối với khối dịch vụ công: cắt giảm lương của khu vực công và cắt giảm lương hưu, với mục tiêu cắt giảm quỹ lương khoảng 4%. Những biện pháp thắt lưng buộc bụng khó khăn này đã gặp phải sự phản ứng giận dữ từ công chúng khi mà có tới 1/3 lực lượng lao động thuộc khu vực nhà nước. Các nhà phân tích cho rằng, các cuộc biểu tình có thể là tín hiệu khởi đầu của một xã hội bất ổn. Nó có thể làm tê liệt và đẩy nền kinh tế lún sâu vào suy thoái. Hi Lạp đã tăng thuế VAT từ 21% lên 23%, giữ nguyên tiền lương và bỏ tiền thưởng của khu vực công. Đồng thời, các thành viên quốc

hội sẽ không nhận tiền thưởng, những quy định đặc biệt cho phép về hưu sớm sẽ được thắt chặt và chính phủ dự định tăng thuế đối với nhiên liệu, thuốc lá, và rượu khoảng 10%. Hi Lạp hi vọng những cải cách kinh tế sẽ giúp thâm hụt ngân sách của Hi Lạp giảm xuống còn 8,1% GDP trong năm nay, so với mức 13,6% của năm 2009. Theo quy định của EU, các nước nên giới hạn thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP nếu không muốn bị trừng phạt. Hi Lạp dự kiến sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,9% vào năm 2013 và xuống dưới mức giới hạn của EU vào năm 2014.

Hậu quả của chính sách tài khóa thắt chặt của Chính phủ Hi Lạp

- Hai quý đầu năm 2010, tăng trưởng kinh tế đều ở mức âm. Quý I/2010 là âm 0,8% còn quý II, tăng trưởng ở mức âm 1,8%. Số liệu thống kê quốc gia Hy Lạp nói mức tiêu thụ quý II giảm 4,2% thường niên so với mức tiêu thụ gia tăng của 1,5% quý trước. Tổng vốn đầu tư giảm 18,6%, trong khi xuất khẩu giảm 5%. Tuy nhiên mức thâm hụt ngân sách đã giảm 46% trong nửa năm đầu, cao hơn mức dự kiến là 40%.

- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 tăng lên 12% từ mức 11,9% trong tháng 4, đây là tỷ lệ cao nhất từ tháng 2/2010 với con số 12,1%. Đặc biệt, tỷ lệ giới trẻ độ tuổi từ 15 – 24 thất nghiệp trong tháng 5 đã lên tới mức kỷ lục với 32,5%, cao hơn nhiều so với mức 25% của đầu năm ngoái.

- Năm 2011, lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay, đất nước này đã phải chứng kiến một cuộc biểu tình và tổng bãi công quy mô lớn làm đình trệ hầu hết mọi hoạt động tại thủ đô Athens. Đụng độ xảy ra giữa những thành phần quá khích và cảnh sát khiến 5 người bị thương, nhiều người bị bắt giữ. Giới phân tích cho rằng, 2011 tiếp tục là "năm xấu" của Hy Lạp, bất ổn có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

- Hy Lạp vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất kiểm soát chương trình tài chính dù vừa được Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phê duyệt 15 tỷ euro quỹ cứu trợ mới, trừ khi nước này tăng tốc độ cải cách và đặc biệt là tăng quy mô tư nhân hóa, vì lợi nhuận từ quá trình tư nhân hóa sẽ được trực tiếp dùng để trả nợ với dự kiến phải đạt

159,5% GDP trong năm 2013. Bên cạnh đó, theo dự báo của Ngân hàng trung ương Hy Lạp (BOG), nền kinh tế nước này sẽ còn suy giảm ít nhất 3% trong năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến gia tăng năm 2011 trong khi lạm phát hiện đang trên mức 5%. Các ngân hàng Hy Lạp phải đối mặt với nhiều thách thức, tổng nợ xấu trong năm 2010 đã tăng lên 28 tỷ euro từ mức ước tính 18 tỷ euro năm 2009.

- Ảnh hưởng tới khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Mới nhất, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết, tổng các khoản vay của các ngân hàng tiết kiệm trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng lên mức khoảng 217 tỷ euro, trong đó 100 tỷ được coi như thuộc diện "có vấn đề". Trong khi đó, các khoản vay khẩn cấp từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) những ngày gần đây liên tục tăng bất thường làm dấy lên những lo ngại rằng ECB có thể phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về hoạt động cấp vốn. Đáng nói là, sự tăng vọt bất ngờ diễn ra chỉ vài ngày sau khi các ngân hàng nhận được nguồn tài trợ thường xuyên từ ECB mỗi tuần. Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu nghiêm trọng hơn trong năm 2011 - thời điểm các nước EU phải trả nợ nhiều hơn, kể từ khi đồng tiền chung châu Âu ra đời năm 1999. Theo Ngân hàng Italia UniCredit, số nợ khu vực này phải trả trong năm nay sẽ lên tới 560 tỷ euro - một khoản đáo nợ kỷ lục trong lịch sử 11 năm của đồng euro và nhiều hơn, tới 45 tỷ euro (59 tỷ USD) so với khoản nợ phải thanh toán của năm 2010. Trong đó, riêng Bồ Đào Nha - "mắt xích" yếu nhất tiếp theo của Eurozone - sẽ phải trả khoản nợ 20 tỷ euro (26 tỷ USD) vào giữa năm 2011. Trong tình thế này, hầu hết Chính phủ các nước EU đều có cách chung đối phó với các núi nợ là cắt giảm ngân sách khắt khe. Thế nhưng, đây lại là yếu tố châm ngòi cho khủng hoảng xã hội lan rộng. • Nguyên nhân khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

Tác nhân bên ngoài và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy thoái, chính phủ Hy Lạp đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng này diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có ở Hy Lạp và

EU. Do vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ là tác nhân thêm vào những vấn đề sẵn có trong nội tại nền kinh tế Hi Lạp. Dưới đây phân tích những nguyên nhân riêng có của Hi Lạp:

Một phần của tài liệu Tình trạng nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển (Trang 27 - 32)