b. Thiếu thông tin kinh tế
2.2.1.1. Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam:
Ngoài yếu tố tiết kiệm trong nước, các quốc gia đang phát triển, Chính phủ cần phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nợ của Chính phủ chủ yếu xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau đây:
• Nợ ODA (Nguồn vốn vay phát triển chính thức - phần cho vay ưu đãi trong khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA)
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất đối với Việt Nam để phát triển kinh tế.
- Viện trợ không hoàn lại: trong giai đoạn 1993-2007, tỷ lệ vốn viện trợ không hoàn lại chiếm 15-20%.
- Cho vay ưu đãi: Chiếm từ 80-85%, chủ yếu là ưu đãi đối với Chính Phủ.
Nguồn vốn ODA huy động được sử dụng để bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 28% tổng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) bằng 50,5% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Trong số 51 nhà tài trợ thường xuyên cho Việt Nam, có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã ký kết.
sự tin tưởng, ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đó vừa là thuận lợi nhưng cũng đầy thử thách cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đặc biệt là Chính phủ, đòi hỏi các vị lãnh đạo phải có một kế hoạch đúng đắn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
• Về vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương:
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong thời gian qua Chính phủ đã sử dụng một phần vốn ODA vay nợ nước ngoài để cho vay lại đối với các dự án, các chương trình đầu tư có khả năng hoàn vốn của các Bộ, các địa phương. Tỷ lệ cho vay lại chiếm khoảng 45% tổng số vốn vay ODA của Chính phủ.
Cho vay lại của Chính phủ được thực hiện chủ yếu thông qua 2 công cụ, Quỹ Hỗ trợ Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) và các ngân hàng thương mại. Một số dự án được thực hiện nhờ hoạt động cho vay lại của Chính phủ là dự án phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Vinashin (750 triệu USD), dự án nâng cao hiệu suất ngành điện (hơn 30 triệu USD), dự án tài trợ nông thôn (93,7 triệu USD), điện Phú Mỹ (71,6 triệu USD) v.v…
Bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nước ngoài được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn lực có giới hạn. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh gồm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) và các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các ngành bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không và dệt. Tính đến hết năm 2006, tổng số vay nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh là 3,5 tỷ USD, trong đó giải ngân được 2,13 tỷ USD, dư nợ bảo lãnh khoảng 1,425 tỷ USD.
Các khoản vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh đều được thực hiện đúng quy trình và sử dụng đúng mục đích. Trong cơ cấu nợ vay có bảo lãnh, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 4,8%), chủ yếu là nợ trung và dài hạn. Nhìn chung nợ có bảo lãnh đáp ứng
được yêu cầu cho quá trình phát triển trung và dài hạn. Cho đến thời điểm hiện nay, hầu như các dự án vay nợ nước ngoài có bảo lãnh đều trong quá trình xây dựng hoặc mới đưa vào sử dụng nên chưa phát sinh nợ quá hạn.
• Về phát hành trái phiếu quốc tế:
Việc phát hành trái phiếu quốc tế có thể thực hiện qua 3 hình thức: Chính phủ Việt Nam phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành mà Chính phủ không phải bảo lãnh.
Sau một giai đoạn chuẩn bị, ngày 27/10/2005, Chính phủ đã chính thức phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán New York với tổng số vốn huy động được là 750 triệu USD, lãi suất 7,125%/năm, thời hạn 10 năm. Đợt phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) lần đầu tiên ra thị trường vốn quốc tế đã giúp Việt Nam đa dạng hoá nguồn huy động vốn, thiết lập một “thang chuẩn” để giúp cho các doanh nghiệp và địa phương huy động vốn sau này.
Trái phiếu quốc tế của Chính phủ đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên khắp thế giới. Trong số 255 nhà đầu tư mua trái phiếu có 51% là các quỹ đầu tư tài chính, ngân hàng là 25%, các công ty bảo hiểm là 17% và 7% là các tổ chức đầu tư khác. Số trái phiếu này được phát hành rộng rãi ở châu Á (nắm giữ 38%), châu Âu (32%) và châu Mỹ (30%).
Toàn bộ số tiền huy động được giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong cơ cấu nợ nước ngoài, chủ yếu là nợ trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng. Các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số nợ nước ngoài của Chính phủ (trung bình nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 7%).