a. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị này do đại hội cổ đông bầu ra, nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc quản lý và
hoạt động của công ty và các chi nhánh. b. Ban kiểm soát
Cơ quan này thay mặt cho các cổ đông trong công ty tham gia kiểm soát, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty và các chi nhánh.
c. Phòng Giám đốc
- Là người đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty và người quyết định tất cả các chủ trương, chính sách, tổ chức chế độ tài chính của công ty tại thị trường , đôn đốc trưởng phòng kinh doanh trong việc thực hiện kinh doanh phù hợp với luật pháp và quy định liên quan của nhà nước. Thẩm tra và phê duyệt các báo cáo quan trọng của cấp dưới gửi lên như: Chính sách kinh doanh, kết quả thực hiện kế hoạch, quy hoạch, phát triển công ty.
- Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lược của công ty, lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện các chiến lược, các chính sách và chịu trách nhiệm chung trước Hội đồng quản trị.
- Đề ra các quyết định nhiệm vụ, biện pháp thực hiện cần thiết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện kế hoạch chung của mô hình công ty.
- Hàng năm phải tổng kết hiệu quả thực hiện các chiến lược và kế hoạch đề ra, rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở hiệu chỉnh công tác thực hiện cho năm sau.
- Cuối một năm hoạt động phải tổ chức báo cáo kết quả kinh doanh cho Hội đồng quản trị và đưa ra những đề xuất, kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo.
d. Phòng hành chính - kế toán - tổng hợp
- Đề xuất các ý kiến trong việc xây dựng chiến lược và phát triển các chính sách tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi xã hội...
- Làm báo cáo tổng hợp gửi các cơ quan chức năng, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty theo định kỳ.
- Báo cáo và tư vấn cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác tài chính - kế toán, công tác nhân sự, quản lý chung về mặt tài chính của toàn công ty. Đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn vốn của công ty một cách hiệu quả nhất.
- Giám sát các hoạt động tài chính trong toàn công ty, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh ở các phòng ban, các đơn vị trực thuộc công ty.
- Lập kế hoạch về nhu cầu nguồn vốn phục vụ kinh doanh định kỳ, theo dõi chặt chẽ các hoạt động kế toán tài chính trong toàn công ty, chủ động đảm bảo nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
- Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính theo quy định để báo cáo và tham mưu cho Giám đốc về việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài chính của công ty.
- Phối hợp với Phòng kinh doanh xây dựng hoàn chỉnh pháp lý, nghĩa vụ đối với các quy chế tiêu thụ, chương trình khuyến mại ... Của công ty ban hành theo từng thời điểm.
e. Phòng kinh doanh
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động kinh doanh của công ty trước Giám đốc.
- Đảm bảo tính pháp lý của hệ thống phân phối Đại lý, Cửa hàng với công ty (hợp đồng kinh tế, giấy phép kinh doanh...)
- Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thị trường trong khu vực các tỉnh. - Triển khai công tác định kỳ chăm sóc hệ thống Đại lý, Cửa hàng nhằm kiểm tra bổ sung mẫu mã, tăng cường quan hệ với các Đại lý, chọn lọc và ưu đãi các Đại lý có khả năng, uy tín.
- Phối hợp với các bộ phận trong công ty để trực tiếp giải quyết hợp lý, nhanh gọn, đúng quy trình các vấn đề phát sinh trong và sau bán như: sai sót về các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, chủng loại, số lượng, màu sắc...theo đúng trình tự.
- Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thiết thực về công tác thị trường nhằm nâng cao tính hấp dẫn, thích ứng của sản phẩm so với đối thủ, phát hiện kịp thời những nhược điểm trong cơ chế, chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng với mục đích đẩy mạch tiêu thụ sản phẩm và uy tín thương hiệu.
- Giám sát, cập nhật toàn bộ nhu cầu, thị hiếu khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm của hệ thống Đại lý, cửa hàng về sản lượng, chủng loại mẫu mã, khả năng thanh toán...để có giải pháp thích hợp với từng đối tượng.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác bán hàng, các hoạt động phân phối hàng hoá, xúc tiến bán hàng, đề xuất các ý kiến trong việc xây dựng chiến lược Marketing, chính sách tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh thương hiệu.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch nghiên cứu, khảo sát phát triển thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và đầu ra sản phẩm.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng cho toàn công ty.
2.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Sài Gòn I tại miền trung
Công ty cổ phần thực phẩm Sài Gòn I có nhiều đại lý phân phối trên toàn quốc, tại miền Trung thì Công ty là đơn vị phân phối sản phẩm rượu và thực phẩm chức năng ra 12 tỉnh khu vực miền Trung (từ Nghệ An đến Ninh Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Đăc Lăk, Lâm Đồng). Đây là một thị trường tương đối rộng lớn với điều kiện tự nhiên khá phức tạp. Hiện tại, công ty đã và sắp mở thêm 2 chi nhánh tại Vinh và Nha Trang để tiện cho công việc kinh doanh cũng như trong công tác hỗ trợ vận chuyển, dự trữ hàng hóa của công ty. Với số lượng đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng, nguy cơ thu hẹp thị phần sẽ ngày càng lớn, công ty Sài Gòn I đã và đang tìm cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, chính sách giá và tăng cường chính sách hỗ trợ cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng Đại lý.