- Tổ chức mạng lưới bán hàng và tiêu thụ các sản phẩm rượu ngoại do công ty nhập khẩu và phân phối.
- Là đơn vị trung gian giữa nhà phân phối và các đại lý .
- Nghiên cứu thị trường, vạch ra chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ và tham mưu cho lãnh đạo công ty, hoạt động theo cơ chế thị trường.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Tổ chức bán hàng từ khâu tiếp thị đến chính sách hậu mãi trong khuôn khổ chi phí và lợi nhuận khoán. Các chính sách quảng cáo, khuyến mãi với quy mô lớn mang tính chiến lược, lập kế hoạch trình giám đốc công ty xét duyệt.
- Quản lý công nợ và thu hồi công nợ.
- Tổ chức và quản lý các kho hàng do công ty giao theo đúng chế độ tài chính của nhà nước và qui định của công ty.
- Tổ chức tuyển dụng và sử dụng lao động hợp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty tại . Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ của nhà nước và qui định của công ty đối với người lao động.
- Quản lý và phát triển nguồn vốn và tài sản của công ty.
2.1.3. Cơ cấu và tổ chức của Công ty Cổ phần thực phẩm Sài Gòn I
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Kế toán Thị trường Bán hàng Kho hàng
Giám đốc Ban kiểm soát Phòng HC-KT-TH Phòng kinh doanh Hội đồng Quản trị Tổ thị trường Tổ bán hàng Tổ thu hồi công nợ Hành chính
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban trong Công ty a. Hội đồng quản trị a. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị này do đại hội cổ đông bầu ra, nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc quản lý và
hoạt động của công ty và các chi nhánh. b. Ban kiểm soát
Cơ quan này thay mặt cho các cổ đông trong công ty tham gia kiểm soát, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty và các chi nhánh.
c. Phòng Giám đốc
- Là người đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty và người quyết định tất cả các chủ trương, chính sách, tổ chức chế độ tài chính của công ty tại thị trường , đôn đốc trưởng phòng kinh doanh trong việc thực hiện kinh doanh phù hợp với luật pháp và quy định liên quan của nhà nước. Thẩm tra và phê duyệt các báo cáo quan trọng của cấp dưới gửi lên như: Chính sách kinh doanh, kết quả thực hiện kế hoạch, quy hoạch, phát triển công ty.
- Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lược của công ty, lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện các chiến lược, các chính sách và chịu trách nhiệm chung trước Hội đồng quản trị.
- Đề ra các quyết định nhiệm vụ, biện pháp thực hiện cần thiết cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện kế hoạch chung của mô hình công ty.
- Hàng năm phải tổng kết hiệu quả thực hiện các chiến lược và kế hoạch đề ra, rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở hiệu chỉnh công tác thực hiện cho năm sau.
- Cuối một năm hoạt động phải tổ chức báo cáo kết quả kinh doanh cho Hội đồng quản trị và đưa ra những đề xuất, kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo.
d. Phòng hành chính - kế toán - tổng hợp
- Đề xuất các ý kiến trong việc xây dựng chiến lược và phát triển các chính sách tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi xã hội...
- Làm báo cáo tổng hợp gửi các cơ quan chức năng, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty theo định kỳ.
- Báo cáo và tư vấn cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác tài chính - kế toán, công tác nhân sự, quản lý chung về mặt tài chính của toàn công ty. Đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn vốn của công ty một cách hiệu quả nhất.
- Giám sát các hoạt động tài chính trong toàn công ty, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh ở các phòng ban, các đơn vị trực thuộc công ty.
- Lập kế hoạch về nhu cầu nguồn vốn phục vụ kinh doanh định kỳ, theo dõi chặt chẽ các hoạt động kế toán tài chính trong toàn công ty, chủ động đảm bảo nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
- Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính theo quy định để báo cáo và tham mưu cho Giám đốc về việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài chính của công ty.
- Phối hợp với Phòng kinh doanh xây dựng hoàn chỉnh pháp lý, nghĩa vụ đối với các quy chế tiêu thụ, chương trình khuyến mại ... Của công ty ban hành theo từng thời điểm.
e. Phòng kinh doanh
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động kinh doanh của công ty trước Giám đốc.
- Đảm bảo tính pháp lý của hệ thống phân phối Đại lý, Cửa hàng với công ty (hợp đồng kinh tế, giấy phép kinh doanh...)
- Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thị trường trong khu vực các tỉnh. - Triển khai công tác định kỳ chăm sóc hệ thống Đại lý, Cửa hàng nhằm kiểm tra bổ sung mẫu mã, tăng cường quan hệ với các Đại lý, chọn lọc và ưu đãi các Đại lý có khả năng, uy tín.
- Phối hợp với các bộ phận trong công ty để trực tiếp giải quyết hợp lý, nhanh gọn, đúng quy trình các vấn đề phát sinh trong và sau bán như: sai sót về các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm, chủng loại, số lượng, màu sắc...theo đúng trình tự.
- Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thiết thực về công tác thị trường nhằm nâng cao tính hấp dẫn, thích ứng của sản phẩm so với đối thủ, phát hiện kịp thời những nhược điểm trong cơ chế, chính sách, dịch vụ chăm sóc khách hàng với mục đích đẩy mạch tiêu thụ sản phẩm và uy tín thương hiệu.
- Giám sát, cập nhật toàn bộ nhu cầu, thị hiếu khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm của hệ thống Đại lý, cửa hàng về sản lượng, chủng loại mẫu mã, khả năng thanh toán...để có giải pháp thích hợp với từng đối tượng.
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác bán hàng, các hoạt động phân phối hàng hoá, xúc tiến bán hàng, đề xuất các ý kiến trong việc xây dựng chiến lược Marketing, chính sách tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh thương hiệu.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch nghiên cứu, khảo sát phát triển thị trường, tìm kiếm nguồn hàng và đầu ra sản phẩm.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng cho toàn công ty.
2.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Sài Gòn I tại miền trung
Công ty cổ phần thực phẩm Sài Gòn I có nhiều đại lý phân phối trên toàn quốc, tại miền Trung thì Công ty là đơn vị phân phối sản phẩm rượu và thực phẩm chức năng ra 12 tỉnh khu vực miền Trung (từ Nghệ An đến Ninh Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Đăc Lăk, Lâm Đồng). Đây là một thị trường tương đối rộng lớn với điều kiện tự nhiên khá phức tạp. Hiện tại, công ty đã và sắp mở thêm 2 chi nhánh tại Vinh và Nha Trang để tiện cho công việc kinh doanh cũng như trong công tác hỗ trợ vận chuyển, dự trữ hàng hóa của công ty. Với số lượng đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng, nguy cơ thu hẹp thị phần sẽ ngày càng lớn, công ty Sài Gòn I đã và đang tìm cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, chính sách giá và tăng cường chính sách hỗ trợ cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng Đại lý.
2.2. Yếu tố nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010 2008 đến năm 2010
2.2.1. Nguồn nhân lực của Công ty
Đây là yếu tố tiên quyết cho sự vững mạnh của công ty. Với đặc thù về mặt hàng kinh doanh rượu và thực phẩm, công ty thực phẩm Sài Gòn I đã xây dựng cho mình một lực lượng công nhân viên vững về trình độ - chắc về nghiệp vụ và luôn có biện pháp trau dồi trong giao tiếp với khách hàng. Tại công ty, khả năng đáp ứng yêu cầu và chất lượng công việc của nhân viên thực hiện được đánh giá thường xuyên (6 tháng 1 lần). Qua các lần đánh giá các trưởng đơn vị sẽ trao đổi với nhân viên các khuyết điểm, xác định nhu cầu đào tạo, các mục tiêu cá nhân và mục tiêu tập thể mà nhân viên cần đạt được cũng như ghi lại hồ sơ đánh giá làm cơ sở cho công việc xét lương, thưởng cho nhân viên.
Nhu cầu về nguồn nhân lực được xác định thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả phân tích công việc.
Mỗi nhân viên của công ty đều được đào tạo để nhận thức được vai trò của họ trong công ty cũng như các mối quan hệ và tầm quan trọng của công việc do họ thực hiện hay góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty.
Theo số liệu thực tế của tháng 6 năm 2011, tổng số cán bộ công nhân viên của Thạch bàn là 40 người, tăng 4 người so với năm 2010 và tăng 9 người so với năm 2009 và vượt 14 người so với năm 2008. Số lượng nhân viên tăng thêm phần lớn được phân bổ cho phòng kinh doanh và phòng kế toán và đặc biệt là tăng về lao động nam giới. Điều này xuất phát từ nhu cầu mở rộng thị trường và lượng cầu tăng từ phía khách hàng. Xét về mặt tổng thể, số lượng lao động trong công ty khá ổn định, ít có sự dịch chuyển hay biến động. Cụ thể được cho ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Bảng kết cấu lao động của Công ty từ năm 2008 và 2010
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Số lượng người Tỷ trọng (%) Số lượng người Tỷ trọng (%) Số lượng người Tỷ trọng (%) Tổng số nhân viên 24 100 31 100 36 100 1. Theo trình độ học vấn - Đại học 16 66.66 16 51.62 17 47.22 - Cao đẳng 0 0 6 19.35 9 25.00 - Trung cấp 4 16.67 3 9.68 4 11.11 - THPT 4 16.67 6 19.35 6 16.67
2. Theo tính chất công việc
- Lao động trực tiếp 18 75.00 24 77.42 28 77.78 - Lao động gián tiếp
+ Quản lý trực tiếp + Quản lý gián tiếp
6 4 2 25.00 16.67 8.33 7 5 2 22.58 16.13 6.45 8 5 3 22.22 13.89 8.33
3. Theo phòng ban, đơn vị
- Phòng Giám đốc 1 4.17 1 3.22 1 2.78 - Phòng kinh doanh + Quản lý + Nhân viên 6 2 4 25.00 8.33 16.67 8 2 6 25.80 6.45 19.35 11 2 9 30.56 5.56 25.00 - Phòng TCKT - TH + Quản lý + Nhân viên 5 1 4 20.83 4.17 16.66 5 1 4 16.13 3.22 12.91 5 1 4 13.89 2.78 11.11 - Kho 6 25.00 9 29.03 9 25.00 ( Nguồn: phòng HC-KT- TH)
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Với bề dày kinh nghiệm, kể từ khi hình thành và đi vào hoạt động, Công ty thực phẩm Sài Gòn I đã gặt hái được không ít thắng lợi, từng bước khẳng định vị trí của mình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Đề cao phương châm tôn trọng và đảm bảo lợi ích của khách hàng, công ty luôn nổ lực học hỏi cung cách phục vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, doanh số tiêu thụ của công ty luôn tăng qua từng năm và thương hiệu nhập khẩu và phân phối rượu, thực phẩm của công ty thực phẩm Sài Gòn I được nhiều người biết đến và tin dùng
Bảng 2.2 Bảng doanh thu bán hàng trong giai đoạn năm 2008 – 2010
(Đvt: 1000 đồng)
(Nguồn: Phòng HC - K T - TH)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Công ty giỏ quà –
Bar 6,952,178 39.01 7,269,539 40 8,750,880 39.74 Cửa hàng – Đại lý 8,371,590 46.98 9,086,901 50 12,227,370 55.53 Khách hàng Tiêu dùng nhỏ lẻ 2,496,392 14.01 1,817,380 10 1,041,910 4.73 Tổng 17,820,160 100 18,173,820 100 22,020,160 100
Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng trong giai đoạn năm 2008 – 2010 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 2008 2009 2010
KH công ty giỏ quà - bar
KH Cửa hàng - Đại lý KH tiêu dùng nhỏ lẻ
Nhận xét:
Doanh thu của công ty đều tăng qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không đều nhau, đồng thời có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đối tượng khách hàng chính của công ty. Nghĩa là, năm 2008, lượng khách hàng công ty giỏ quà – bar vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn ở mức 6,952,178 (nghìn đồng), chiếm 39.01%. Trong khi đó, khách hàng là các cửa hàng – đại lý chỉ chiếm 8,371,590 (nghìn đồng), tương đương với 46.98%. Còn lại là khách hàng tiêu dùng nhỏ lẻ. Điều này thể hiện tính chưa hiệu quả trong việc lựa chọn khách hàng, bởi khách hàng mục tiêu lớn nhất, quan trọng nhất của công ty phải là các cửa hàng và Đại lý – đây là đối tượng khách hàng trung thành, có tiềm năng phát triển và đem lại lợi nhuận cao, ổn định cho công ty. Chính vì thế mà tổng doanh thu năm 2008 chỉ đạt 17,820,160 (nghìn đồng). Đến năm 2009, tình hình có chiều hướng khả quan hơn trong sự phân chia khách hàng, tuy nhiên lợi nhuận tăng lên không nhiều, đạt mức 18,173,820 (nghìn đồng). Bước sang năm 2010, với những chính sách, chiến lược mới, công ty đã tạo được sự đột phá lớn trong kinh doanh, nâng mức lợi nhuận lên 22,020,160 (nghìn đồng), đặc biệt trong đó, giá trị của khách hàng Đại lý – cửa hàng gia tăng vượt bậc đạt mức 12,227,370 (nghìn đồng) chiếm 55.53% trên tổng doanh thu. Điều này tạo nền tảng và là đòn bẩy để hoạt động kinh doanh của công ty ngày một hiệu quả hơn.
2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến 2010
Bảng 2.3:Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 - 2010
(Đvt: 1000đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu 17,820,160 18,173,820 22,020,160 2. Giá vốn hàng bán 17,001,235 17,203,260 20,704,771
3. Lãi gộp 818,925 970,560 1,315,389
4. Chi phí bán hàng 276,000 140,667 119,026 5. Chi phí quản lý 125,235 144,481 170,876 6. Lợi nhuận trước thuế 417,690 685,412 1,025,487 7. Lợi nhuận sau thuế 300,737 493,497 738,351
( Nguồn: phòng HC - KT - TH)
* Nhận xét:
Vì là công ty thương mại nên doanh thu và giá vốn hàng bán chênh lệch nhau không nhiều. Doanh thu qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ không đồng đều, nguyên nhân là do mỗi năm công ty đều chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Từ ta có mức lãi gộp qua các năm như sau: năm 2008 mức lãi gộp là 818,925 (nghìn đồng), đến năm 2009 lãi gộp tăng lên ở mức 970,560 (nghìn đồng) và năm 2010 đạt mức 1,315,389 (nghìn đồng). Các chi phí bán hàng và quản lý của công ty khá ổn định, nó chỉ có biến động khi công ty đầu tư mở rộng chi nhánh (tuyển thêm nhân viên bán hàng và nhà quản lý các cấp), loại chi phí này dao động bình quân ở khoảng 140,000 (nghìn đồng)/ năm. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được sự tăng ổn định của lợi nhuận công ty, với thuế suất 28%, lợi nhuận sau thuế của năm 2008 là 300,737 (nghìn đồng), con số này tăng lên trong năm 2009 đạt