4.2.3.1. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao trình độ đội ngũ và năng lực quản lý trong công ty
Trình độ tổ chức và quản lý công ty là một trong những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty. Trình độ tổ chức thể hiện ở việc bố trí, sắp xếp các bộ phận quản lý, các khâu sản xuất, sử dụng ngƣời lao động trong từng bộ phận, từng khâu sản xuất. Để nâng cao trình độ tổ chức quản lý trong công ty cần hiện đại hoá quản lý theo hƣớng đổi mới là áp dụng mô hình tổ chức quản lý hiện đại linh hoạt nhƣ mô hình tổ chức mạng lƣới ma trận. Lựa chọn mô hình tổ chức công ty phù hợp nhằm phát huy đƣợc vai trò của các bộ phận trong công ty, mở rộng khả năng hợp tác với bên ngoài, nâng cao khả năng huy động các nguồn lực.
Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty không chỉ thể hiện ở trình độ đào tạo, lĩnh vực liên quan đến công ty mà còn là các kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện kế hoạch... Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý của công ty, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công ty, cung cấp những kiến thức chuyên môn, kiến thức về quản lý, về pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
luật, tin học... Thƣờng xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý từng mặt công việc trong công ty. Đến năm 2020, trình độ chuyên môn của lãnh đạo công ty phấn đấu đạt 100%.
4.2.3.2. Nâng cao năng lực sáng tạo trong công ty
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, công ty cần chú trọng năng lực sáng tạo, bao gồm từ phát minh, sáng chế, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm... Ngoài việc mua sắm thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền sản xuất, công ty cần chú ý tới việc tạo ra môi trƣờng lao động sáng tạo và có biện pháp khen thƣởng thoả đáng cho nhƣng sáng kiến của ngƣời lao động trong công ty. Ngoài ra, công ty cũng cần chú trọng liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học để có thể nâng cao năng lực sáng tạo trong công ty.
4.2.3.3. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản của công ty
Vốn là nguồn lực và đầu vào quan trọng trong công ty. Vì vậy, việc sử dụng vốn có hiệu quả có tác động rất lớn đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, công ty cần giải quyết một số vấn đề sau:
a. Một là, đánh giá lại vốn và nguồn vốn của công ty từ quy mô, cơ cấu, mức độ đáp ứng của vốn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
b. Hai là, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn vốn, tài sản trong công ty. Đối với tài sản cố định, cần lự chọn các phƣơng pháp khấu hao thích hợp để vừa bảo đảm thu hồi vốn nhanh, bảo toàn đƣợc vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định bằng cách tận dụng tối đa công suất máy moc, thiết bị.
c. Ba là, cần xác định số vốn lƣu động cần thiết trong kỳ kinh doanh nhằm đảm bảo đủ vốn cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn. Thƣờng xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lƣu động thông qua một số chỉ tiêu nhƣ: vòng quay vốn lƣu động, hiệu suất sử dụng vốn lƣu động, hệ số nợ... để tiến hành điều chỉnh kịp thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn, tăng mức sinh lời trên vốn. Để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, cần thực hiện biện pháp giảm số lƣợng vốn bị chiếm dụng, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí bất hợp lý.
- Chủ động và tích cực tromg việc huy động vốn. Công ty cần phải tính toán đƣợc nhu cầu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch huy động vốn.
4.2.3.4. Sử dụng có hiệu quả và nâng cao chất lượng lao động trong công ty
Việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nói chung và lao động trong công ty nói riêng là yếu tố quan trọng để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty cần chú ý đến các khâu trong công tác cán bộ từ tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với ngƣời lao động, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động trong công ty. Đến năm 2020, trình độ lao động trong công ty phấn đấu đạt 100% lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên, không có lao động chƣa qua đào tạo và tăng tỷ lệ lao động có trình độ Đại học trong công ty.
Công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức thƣờng xuyên cho ngƣời lao động. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng lao động trong công ty
4.2.3.5. Nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ của công ty
Công nghệ là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lƣợng và giá thành sản phẩm. Chi phí cho thiết bị công nghệ thƣờng lớn, vì vây, việc sử dụng có hiệu quả thiết bị, công nghệ trong công ty có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh pháo hoa của công ty. Đầu tƣ vào công nghệ là vấn đề đang đƣợc quan tâm của công ty trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. Công ty cần nhập khẩu một số dây chuyền máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại trong sản xuất của Nhật Bản, Mỹ... thay cho các dây chuyền sản xuất lạc hậu trƣớc đây. Từ đó, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Hiệu quả sử dụng công nghệ trong công ty phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực, thời gian khai thác. Việc tổ chức sản xuất hợp lý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bố trí nhân lực khai thác hợp lý công nghệ là yếu tố bảo đảm sử dụng có hiệu quả cao. Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ bảo trì, bảo dƣỡng thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng thiết bị, công nghệ của ngƣời lao động. Từ đó, có thể nâng cao năng suất của thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong công ty.
Trong thời gian qua, công ty cũng đã từng bƣớc hiện đại hoá công nghệ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Nhƣng do vốn đầu tƣ cho công nghệ còn hạn hẹp nên chƣa bảo đảm sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống máy móc, thiết bị. Bởi vậy, công ty cần tiếp tục hoàn thiện. Bên cạnh việc đảm bảo đồng bộ cho hệ thống máy móc thiết bị, công ty cần phải đổi mới công nghệ nhằm đƣa ra sản phẩm mới cho khúc thị trƣờng tiềm năng.
Việc tiếp tục đổi mới công nghệ và đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất làm cho chất lƣợng sản phẩm trong công ty đƣợc nâng lên, sản phẩm tạ ra độc đáo hơn, nhiều hơn, nhờ đó mà tăng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng của công ty.
4.2.4.Nâng cao khả năng thu hút nguồn lực của công ty
- Công ty cần có chính sách thu hút, trọng dụng những ngƣời có năng lực cao, xem xét nhu càu thăng tiến, giảm nguy cơ mất nhân viên. Những biện pháp cơ bản nên là:
- Có chế độ đãi ngộ xứng đáng về vật chất nhƣ lƣơng thƣởng.
- Bố trí công việc, vị trí phù hợp với khả năng của họ, đảm bảo họ có quyền hạn, có sự tự chủ trong công việc.
- Cần quan tâm tới những ngƣời này trên cơ sở thực sự cầu thị và tôn trọng họ với quan điểm luôn coi trọng họ là những ngƣời tài trong công ty.