Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh pháo hoa tại công ty TNHH một thành viên hoá chất 21 (Trang 64 - 68)

3.4.1.1. Yếu tố kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế quốc tế có sự tác động rất mạnh nhất là sự suy thoái của kinh tế thế giới. Năm 2008 nền kinh tế thế giới có sự suy giảm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đều giảm xuống. Bƣớc vào năm 2009, nền kinh tế nƣớc ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã dẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động và tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nƣớc ta. Trong năm 2010, từ đầu năm, Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị Quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong đó tập trung và trực tiếp là Nghị quyết sô 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị Quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. Đồng thời Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phƣơng thực hiện nghiêm và đồng bộ các giả pháp, nỗ lực vƣợt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là: “ Nỗ lực phấn đấu phục hồi tăng trƣởng kinh tế đat mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010”. Năm 2011, ngay từ đầu năm Chính phủ đã tiến hành một số các biện pháp chính sách để bảo đảm kinh tế vĩ mô. Vào ngày 24 tháng 02 năm 2011 tại Hà Nội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Vì thế, nền kinh tế nƣớc ta có sự biến chuyển tích cực và phát triển trở lại với kinh ngạch xuất khẩu tăng.

Lãi suất tiền vay: trong các doanh nghiệp, lãi suất tiền vay hình thành nên chi phí vốn và chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mọi biến động và lãi suất cho vay trên thị trƣờng đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng sẽ làm cho chi phí đầu vào và giá thành của sản phẩm tăng lên, làm lợi nhuận giảm và đồng thời làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, có thể làm doanh nghiệp phá sản. Ngƣợc lại, khi lãi suất ngân hàng giảm, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh.

Trong quý I, quý II của năm 2009, dƣới sức ép của lạm phát kinh tế tăng cao và tác động của các giả pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣơng có nhiều biến bộng bất thƣờng, gây ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế, lãi suất cho vay ở mức cao từ 19-20%/năm, cao nhất là mức lãi suât 21%/ năm bằng với mức tối đa quy định. Những ảnh hƣởng tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong những năm vừa qua có thể tổng kết nhƣ sau:

- Thứ nhất, do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng bị giảm, khả năng trả nợ vay bị suy giảm.

- Thứ hai, lãi suất cho vay tăng cao,nguồn tín dụng bị hạn chế, dẫn đến tình

trạng hầu hết các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc đầu tƣ và sản xuất, thu hẹp quy mô và phạm vi kinh doanh.

3.4.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật

Sự bình ổn trong các yếu tố chính trị, thể chế, luật pháp có ảnh hƣởng sâu sắc đến các doanh nghiệp. Thể chế nào có sự bình ốn cao sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển sản xuất kinh doanh và ngƣợc lại. Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có sự ổn định về chính trị. Đó là cơ hội tốt để các doanh nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh trang. Bên cạnh đó, các chủ trƣơng đúng dắn của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa, về phát triển kinh tế nhiều thành phần... là những đòn bẩy tích cực tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp đƣợc Quốc hội thông qua năm 1999 và hiện nay đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bằng luật doanh nghiệp năm 2005, trong đó quy định rõ về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp. Những đổi mới trong pháp luật kinh doanh đã tạo điều kiện cho các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp tham gia và thị trƣờng, thực hiện hoạt động kinh doanh dễ dàng và hiệu quả hơn.

Là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng tham gia vào thị trƣờng kinh tế và đóng quân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ngoài các chính sách ƣu đãi về đất đai, chính sách về tài chính, chính sách thƣơng mại, chính sách lao động việc làm đƣợc Nhà nƣớc quy định thì công ty cũng đƣợc ƣu đãi của Bộ Quốc Phòng và UBND tỉnh Phú Thọ. Nhất là đối với sản phẩm pháo hoa, một sản phẩm độc quyền của công ty.

3.4.1.3. Yếu tố khoa học công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng là: chất lƣợng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Sản phẩm của công ty kinh doanh là sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. Đòi hỏi các cán bộ công nhân viên trong công ty luôn luôn phát huy sáng tạo; làm chủ công nghệ.

3.4.1.4. Yếu tố văn hoá, xã hội

Sản phẩm pháo hoa là sản phẩm mang tính nghệ thuật cao phục vụ cho lễ hội và những ngày lễ lớn trong nƣớc. Nắm bắt đƣợc vấn đề văn hoá xã hội tạo ra những ảnh hƣởng nhất định đến sản phẩm của mình, công ty đã không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã sabr phẩm để đƣa sản phẩm có giá trị tinh thần tốt nhất đến tay ngƣời tiêu dùng

3.4.1.5. Nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất

Để sản xuất các sản phẩm, hằng năm công ty phải nhập hàng trăm chủng loại vật tƣ với tổng số lƣợng rất lớn. Việc nhập vật tƣ từ các nhà cung ứng đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức: Mua bán trực tiếp, trao đổi hàng hoá, uỷ thác nhập khẩu.

Việc quản lý chất lƣợng vật tƣ, nguyên liệu nhập về thực hiện theo Quy trình mua hàng của hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9001:2008. Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng để chọn ra các nhà thầu có đủ năng lực cung cấp các loại vật tƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính đƣợc thực hiện hằng năm. Để có đƣợc sự cạnh tranh về giá cả và chất lƣợng giữa các nhà cung ứng đồng thời đảm bảo sự cung ứng ổn định, đối với mỗi loại nguyên liệu, vật tƣ công ty chọn từ 2 đến 3 nhà cung ứng. Công tác kiểm tra chất lƣợng vật tƣ đầu vào thực hiện đúng quy định, đảm bảo tất cả các vật tƣ đều đƣợc kiểm tra trƣớc khi chính thức nhập vào kho công ty.

Đối với sản xuất pháo hoa xuất khẩu, các vật tƣ chính đều đƣợc nhập trực tiếp từ Nhật Bản thông qua công ty nhập sản phẩm pháo hoa của công ty. Phƣơng thức cung ứng này đảm bảo chất lƣợng ổn định của vật tƣ nhập do sự ràng buộc giữa chất lƣợng vật tƣ và chất lƣợng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh pháo hoa tại công ty TNHH một thành viên hoá chất 21 (Trang 64 - 68)