Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê mượn

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan Tổng quan về trị giá Hải quan (Trang 85 - 93)

Trị giá tính thuế là giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan đến việc đi thuê mượn hàng hóa.

CHƯƠNG 6 THAM VẤN GIÁ 6.1. Tham vấn giá

6.1.1. Khái niệm

Tham vấn giá một khái niệm mới xuất hiện trong lĩnh vực trị giá hải quan từ khi Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và đưa vào thực hiện các quy định của Hiệp định Trị giá hải quan.

Theo Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì tham vấn: “Là việc cơ quan Hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của người khai hải quan”.

Tham vấn trị giá tính thuế là một hoạt động nghiệp vụ hải quan trong quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Hiệp định Trị giá GATT/WTO trong phần giới thiệu tổng quát quy định: Nếu không thể xác định được trị giá hải quan, thông thường cơ quan Hải quan và nhà nhập khẩu nên tiến hành tham vấn nhằm đạt tới một cơ sở để xác định trị giá theo các quy định của Hiệp định. Có thể có trường hợp nhà nhập khẩu có những thông tin về trị giá hải quan của mặt hàng giống hệt hay tương tự mà hải quan tại nơi nhập khẩu hiện chưa có.

Mặt khác, cơ quan Hải quan cũng có thể có những thông tin về trị giá hải quan của mặt hàng nhập khẩu giống hệt hay tương tự mà nhà nhập khẩu hiện chưa có. Quá trình tham vấn tạo điều kiện để trao đổi thông tin giữa hai bên, có tuân thủ các yêu cầu về bảo mật thương mại, nhằm xác định được cơ sở thích đáng cho xác định trị giá phục vụ các hoạt động của hải quan.

6.1.2. Các trường hợp cần tham vấn trị giá

6.1.2.1. Khi cơ quan Hải quan có nghi ngờ tính chính xác, trung thực của trị giá do người nhập khẩu khai báo.

6.1.2.2. Khi người nhập khẩu không biết xác định trị giá cho hàng hóa của mình, cần cơ quan Hải quan hướng dẫn, trợ giúp.

6.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tham vấn trị giá hải quan

6.1.3.1. Tôn trọng thực tế thương mại

Tôn trọng thực tế thương mại có nghĩa là tất cả hoạt động thực tế liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế đều phải được phản ánh đầy đủ trong trị giá hải quan. Trị giá hải quan phải bao hàm toàn bộ các chi phí phát sinh trong suốt quá trình giao dịch và cấu thành vào giá trị của hàng hóa. Vì thế, có nhiều trường hợp, chi phí phát sinh hầu như tách biệt với tiền mua hàng, gây ra cảm giác chi phí đó không liên quan đến trị giá hải quan, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Trên cơ sở đó, khi tiến hành tham vấn để kiểm tra trị giá hải quan, các bên tham gia tham vấn cần nhận thức rằng: Mục đích cuối cùng của tham vấn là tìm được tất cả các chi tiết liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa đã xảy ra trong thực tế, từ đó xác định được mức độ chính xác, trung thực của trị giá khai báo. Để phục vụ cho tham vấn, đối với cơ quan Hải quan, cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin sẵn có và cần thiết liên quan đến lô hàng cần tham vấn, cũng như ngành hàng của nó. Về phía người nhập khẩu, cần thu thập đầy đủ mọi thông tin về lô hàng của mình để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi cần thiết. Mọi chi tiết được đưa ra, sử dụng trong quá trình tham vấn đều phải có bằng chứng, chứng cứ cụ thể và hợp pháp. Nhất định không được đưa ra những nhận định, kết luận dựa trên các chi tiết không có bằng chứng khách quan

6.1.3.2. Minh bạch

Minh bạch trong tham vấn kiểm tra trị giá hải quan bao gồm:

Minh bạch về mục đích, các yêu cầu đặt ra của tham vấn. Các bên tham gia tham vấn cần biết lý do phải tiến hành tham vấn, mục đích tham vấn, những nội dung sẽ tiến hành tham vấn.

Minh bạch ở đây còn có ý nghĩa trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tham vấn. Cơ quan hải quan có quyền nêu vấn đề và yêu cầu người nhập khẩu giải thích, có quyền tìm hiểu mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của người nhập khẩu mà những nội dung đó có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu đang được kiểm tra. Ngược lại, người nhập khẩu có quyền bảo vệ tính chính xác, trung thực của trị giá đã khai báo, cũng như các thông

tin khác có liên quan đến hàng hóa. Về nghĩa vụ, cơ quan Hải quan có trách nhiệm bảo mật thông tin của doanh nghiệp, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với trị giá hải quan. Còn người nhập khẩu có nghĩa vụ cung cấp những thông tin mà cơ quan Hải quan cho là cần thiết.

Minh bạch trong tham vấn còn thể hiện ở việc xử lý kết quả sau khi tham vấn. Khi cơ quan Hải quan chấp nhận giá khai báo hoặc không chấp nhận giá khai báo đều phải thông báo bằng văn bản theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

6.1.3.3. Bình đẳng

Mặc dù, tham vấn là nhằm kiểm tra trị giá hải quan để xác minh tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo. Nhưng điều đó không có nghĩa khi tham vấn thì doanh nghiệp có sự vi phạm về xác định trị giá. Chừng nào cơ quan Hải quan chưa chứng minh được rằng trị giá khai báo của doanh nghiệp, người nhập khẩu là không trung thực, không chính xác thì trị giá khai báo vẫn được chấp nhận là trị giá hải quan của hàng hóa.

6.1.3.4. Tuân thủ đúng chính sách pháp luật

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ cách thức tiến hành tham vấn trị giá hải quan, quyền và nghĩa vụ của các bên tham vấn, xử lý kết quả sau tham vấn đều phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

6.1.4. Mục đích của tham vấn

- Nhằm chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo của người khai hải quan trước những nghi vấn của cơ quan Hải quan.

Tạo điều kiện cho người khai hải quan giải trình và cung cấp những chứng từ tài liệu có liên quan chứng minh tính trung thực của trị giá khai báo

6.1.5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan khi tham vấn

6.1.5.1. Quyền của người khai hải quan

- Được tham vấn để chứng minh về tính hợp pháp hợp lệ của trị giá hải quan đã khai báo trong hồ sơ hải quan.

- Được yêu cầu cơ quan Hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã cung cấp.

- Được yêu cầu cơ quan Hải quan thông báo, hướng dẫn cách việc xác định trị giá tính thuế.

- Khiếu nại hay khởi kiện các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan.

- Yêu cầu cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan Hải quan xác định.

6.1.5.2. Nghĩa vụ của người khai hải quan

- Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ làm

căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan Hải quan.

- Nộp thuế theo mức giá do cơ quan Hải quan xác định theo quy định của pháp luật.

6.1.6. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Hải quan khi tham vấn

6.1.6.1. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan

- Tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan được tham vấn.

- Trường hợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế của người khai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai

hải quan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận.

- Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việc xác định giá tính thuế, theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật.

6.1.6.2. Quyền hạn của cơ quan Hải quan

- Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đến việc mua bán hàng hóa để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tính thuế đã khai báo.

- Xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế, không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực, chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế. Ấn định số thuế phải nộp theo mức giá do cơ quan

Hải quan xác định theo quy định của pháp luật về thuế. Thu thập, phân tích và quản lý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.

6.2. Nội dung tham vấn

6.2.1. Các trường hợp phải tham vấn

Cơ quan Hải quan tiến hành tham vấn trong các trường hợp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, cơ quan Hải quan có nghi vấn về mức giá đối với mặt hàng thuộc

Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục, nhưng người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan Hải quan xác định.

Thứ hai, cơ quan Hải quan có căn cứ nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh

hưởng đến trị giá giao dịch.

Thứ ba, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối

với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục có nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.

Thứ tư, tham vấn xuất phát từ đề nghị của người khai hải quan. Trong

trường hợp này, người khai hải quan đề nghị tham vấn để cung cấp các thông tin có liên quan đến trị giá tính thuế của lô hàng nhằm chứng minh trị giá khai báo hải quan là trị giá thật trong giao dịch thương mại.

Người khai hải quan xuất trình các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến trị giá tính thuế của lô hàng cần tham vấn.

6.2.2. Hình thức tham vấn

Tham vấn trực tiếp: Cơ quan Hải quan mời giám đốc doanh nghiệp hoặc

người được giám đốc doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản đến cơ quan Hải quan để tiến hành tham vấn về trị giá hải quan.

6.2.3. Tổ chức tham vấn

Người khai hải quan cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu và các giấy tờ có liên quan đến lô hàng để tiến hành tham vấn cùng cơ quan Hải quan.

Công chức hải quan được phân công thực hiện tham vấn đề nghị đại diện doanh nghiệp đến thực hiện tham vấn xuất trình chứng minh thư nhân dân, và giấy ủy quyền đối với trường hợp được ủy quyền trước khi thực hiện tham vấn. Trường hợp người đến tham vấn không đúng thẩm quyền theo giấy mời nhưng không có giấy ủy quyền thì không tổ chức tham vấn.

Công chức hải quan khi thực hiện tham vấn cần giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc tham vấn để có sự cộng tác thật sự với cơ quan Hải quan nhằm minh bạch trị giá khai báo. Sự giải thích này cần nêu rõ ích lợi của việc tham vấn nhằm chống gian lận qua giá như chống thất thu cho ngân sách, tạo bình đẳng cho doanh nghiệp; thông báo cho doanh nghiệp biết trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan Hải quan khi thực hiện tham vấn, đồng thời thông báo xử lý theo pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp cố tình gian lận trốn thuế (thông qua công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, sự phối hợp điều tra của Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước liên quan, hoặc bị các lực lượng chức năng khác điều tra phát hiện).

Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của doanh nghiệp, không nên áp đặt cho doanh nghiệp, chú trọng vào những câu hỏi cần làm rõ nghi vấn, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của doanh nghiệp (câu trả lời, hồ sơ nhập khẩu và với các thông tin có sẵn của cơ quan Hải quan đã được kiểm chứng). Cần chỉ ra các bất hợp lý trong mức giá khai báo của lô hàng so với các lô hàng giống hệt, tương tự khác hoặc với các thông tin thị trường về giá cả trong và ngoài nước. Chỉ ra các bất hợp lý trong mức giá khai báo nhập khẩu so với các chi phí nguyên vật liệu cơ bản nhập khẩu cấu thành nên sản phẩm.

Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp.

Lập biên bản tham vấn ghi chép đầy đủ, trung thực việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn, các nội dung tham vấn, kết thúc biên bản tham vấn căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan Hải quan nêu rõ “chấp nhận” hoặc “bác bỏ” mức giá khai báo, trích dẫn các văn bản pháp quy, căn cứ cơ

sở bác bỏ hay chấp nhận mức giá khai báo, mức giá dự kiến. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn. Trong trường hợp sau khi tham vấn mà người khai hải quan không đồng ý ký vào biên bản tham vấn thì yêu cầu người khai hải quan phải ghi rõ lý do không ký vào biên bản.

6.2.4. Xử lý kết quả sau tham vấn

Trường hợp chấp nhận trị giá khai báo tiến hành các bước như sau:

Công chức hải quan lập Thông báo về việc trị giá tính thuế (gọi tắt là thông báo trị giá) theo mẫu, trình Lãnh đạo Cục (hoặc Lãnh đạo Chi cục) phê duyệt.

Sau khi có phê duyệt của Lãnh đạo Cục (hoặc Lãnh đạo Chi cục) thì gửi thông báo này cho người khai hải quan biết việc chấp nhận trị giá khai báo.

Thời hạn ra thông báo trị giá tối đa 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

Thời hạn, cách thức gửi thông báo trị giá thực hiện theo quy định hiện hành của Tổng cục Hải quan.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan Tổng quan về trị giá Hải quan (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w