Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcombank đống đa – hà nội (Trang 58 - 61)

Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn = Vốn huy động ngắn hạn / Tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động trung hạn = Vốn huy động trung hạn / Tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động dài hạn = Vốn huy động dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động Ba tỷ lệ này cho ta biết tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động. Mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về thời hạn, chi phí hoạt động. Sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cho vay, đầu tư của ngân hàng…từ đó dẫn đến việc thay đổi lợi nhuận, doanh thu của ngân hàng. Dựa vào tiêu chí này, ta có thể điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu được lợi nhuận mà không gặp vấn đề gì về tính thanh khoản.

1.3.1.4. Cơ cấu sử dụng vốn

Huy động và sử dụng vốn là hai vấn đề không thể tách rời, nó có quan hệ mật thiết với nhau.

Hệ số sử dụng vốn huy động trong kỳ = Dư nợ cho vay bình quân

Nguồn huy động 22

Hệ số này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, cho biết với một đồng huy động được ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng đang gặp vấn đề trong việc cho vay vốn. Giải pháp trong trường hợp này là các ngân hàng mua trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc. Thông thường các Ngân hàng cố gắng cho vay tối đa nguồn vốn huy động được và cố gắng duy trì tỷ lệ này tiến gần đến 1.

Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn = Dư nợ cho vay ngắn / Nguồn vốn huy động ngắn hạn Hệ số sử dụng vốn trung hạn = Dư nợ cho vay trung hạn / Nguồn vốn huy động trung hạn Hệ số sử dụng vốn dài hạn = Dư nợ cho vay dài hạn / Nguồn vốn huy động dài hạn

Ba chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ trọng vốn huy động được để dùng cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn là bao nhiêu. Theo nguyên tắc thì các ngân hàng sẽ lấy vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay ngắn hạn, còn vốn huy động trung dài hạn để tiến hành cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, trong thực tế nhu cầu vay trung, dài hạn thường lớn trong khi nguồn vốn trung và dài hạn huy động được không đủ đáp ứng. Do đó, NHTM có thể linh hoạt chuyển đổi kỳ hạn tức là dựng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay trung và dài hạn. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tuy vậy nếu không tính toán một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về tính thanh khoản.

1.3.1.5. Chi phí huy động vốn :

- Lãi suất huy động

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trị cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường . Chi phí huy động được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC.

Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân , sự đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết. Sự đa dạng hoá lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất

phù hợp, hiệu quả, ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thanh kế hoạch về nguồn vốn. Trên thực tế, để thu hút được khách hàng, các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất huy động khiến cho tổng chi phí huy động vốn ngày càng tăng.

- Chi phí khác

Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo… Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ

nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Do đó, chi phí huy động vốn được thể hiện qua lãi suất huy động bình quân, chênh lệch lãi suất bình quân, khả năng sinh lời của vốn huy động và tỷ suất chi phí huy động. Trong đó chi phí vốn huy động được tính :

Chi phí huy động = Lãi phải trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác Lãi suất huy động bình quân = Tổng lãi phải trả / Tổng tiền gửi và tiền vay

Chỉ tiêu này cho biết chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để thu hút về một đồng vốn là bao nhiêu. Lãi suất huy động bình quân đóng vai trò trong việc xác định mức chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất cho vay, nhân tố phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Khả năng sinh lời của vốn huy động

Khả năng sinh lời của = Lợi nhuận sau thuế

Vốn huy động

Huy động vốn phải luôn gắn liền với quá trình sử dụng vốn. Đó là hai vấn đề không thể tách rời nhau được. Khả năng sinh lời của vốn huy động giúp ta biết với 1 đồng vốn huy động được ngân hàng sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này chính là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn huy động đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đang đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Tỷ suất chi phí huy động

Tỷ suất chi phí huy động vốn = Chi phí huy động vốn

Doanh thu

Với chỉ tiêu này, giúp chúng ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu ngân hàng cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Bất cứ doanh nghiệp nào hay ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này thấp, tức là chi phí bỏ ra thấp và thu lợi nhuận cao. Muốn đạt được điều này ngân hàng cần giảm chi phí huy động vốn hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.1.6. Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu chính trên, chất lượng công tác huy động vốn còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu :

• Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng…nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng .

• Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định .

• Một số chỉ tiêu khác như: số lượng vốn bị rút ra trước thời hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn…

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

Trong cả môi trường tự nhiên và xã hội, mỗi sự vật, hiện tượng đều có những tác động đến sự vật, hiện tượng khác và đồng thời cũng phải chịu những tác động ngược trở lại. Việc huy động vốn của các ngân hàng cũng vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhận thức được những yếu tố tác động đến việc huy động vốn. Những tác động này rất phong phú, đa dạng. Dựa vào bản chất của các tác động ta chia các yếu tố đó thành những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.

1.3.2.1. Yếu tố khách quan

Đây là các yếu tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ không thể chống được, đó là các rủi ro không thể tránh. Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcombank đống đa – hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w