Phân tích nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcombank đống đa – hà nội (Trang 95 - 98)

- Phát hành giấy tờ có giá: mặc dù tăng trưởng âm vào năm 2009, giảm 1,166 triệu đồng tương ứng với 32.52% so vớ

2.2.3.4.Phân tích nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Tỷ trọng nguồn vốn phân theo loại tiền tệ là thước đo phản ánh những biến động về tỷ giá, lãi suất trên thị trường. Dưới đây là bảng số liệu tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ trong 3 năm 2008- 2010 của Techcombank Đống Đa:

Bảng 8: Tình hình nguồn huy động vốn phân theo loại tiền tệ

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 (+), (-) Tỷ lệ (%) (+), (-) Tỷ lệ (%) I/ Tổng nguồn vốn huy động 215,975 319,275 432,852 103,300 47.83 113,577 35.57 Nội tệ 176,516 254,877 330,785 78,361 44.39 75,908 29.78 Ngoại tệ và vàng 39,459 64,398 102,067 24,939 63.20 37,669 58.49 II/ Tỷ trọng trên tổng nguồn vốn 100.00% 100.00% 100.00% Nội tệ 81.73% 79.83% 76.42% -1.90% -2.32 -3.41% -4.27 Ngoại tệ và vàng 18.27% 20.17% 23.58% 1.90% 10.40 3.41% 16.90 (Nguồn: Bộ phận kế toán PGD) 60

Biểu đồ 6: Tình hình nguồn huy động vốn phân theo loại tiền tệ

Quan sát bảng số liệu trên ta thấy tổng giá trị huy động vốn nói chung và giá trị huy động vốn theo đồng tiền nói riêng của Techcombank Đống Đa đều tăng qua các năm từ 2008 đến 2010. Cụ thể, trong giai đoạn này, tổng vốn huy động của Phòng giao dịch đã tăng 216,877 triệu đồng, từ mức 215,975 triệu đồng lên 432,835 triệu đồng, trong đó huy động bằng nội tệ đóng góp 154,269 triệu đồng, tương ứng tăng từ 176,516 triệu đồng lên 330,785 triệu đồng, huy động bằng vàng và ngoại tệ đóng góp 62,608 triệu đồng, tương ứng tăng từ 39,459 triệu đồng lên mức 102,066 triệu đồng. Tuy nhiên về mặt tăng trưởng, cả 3 chỉ tiêu đều có xu hướng giảm, đặc biệt huy động bằng tiền đồng có tốc độ giảm nhanh hơn từ 44.39% xuống còn 29.78%, tương ứng giảm 14.61% so với mức 4.71% (từ 63.2% xuống còn 58.49%) của huy động bằng vàng - ngoại tệ và mức 12.26% của tổng huy động vốn. Điều này thể hiện rõ tâm lý ưa chuộng ngoại tệ trong xã hội, mà chủ yếu là đồng USD, và sự suy yếu của đồng nội tệ trong thời gian gần đây. Dự vậy, huy động bằng nội tệ vẫn chiếm uy thế hơn, thể hiện ở lượng vốn huy động bằng VND luôn cao hơn hẳn so với số vốn huy động bằng vàng và ngoại tệ. Cụ thể, năm 2008 huy động bằng nội tệ đạt 176,516 triệu đồng trong khi huy động bằng vàng và ngoại tệ chỉ đạt 39,459 triệu đồng, tương tự năm 2009 là 254,877 triệu đồng so với mức 64,398 triệu đồng và 330,785 triệu đồng so với mức 102,067 triệu đồng năm 2010. Lý giải thực trạng này có thể kể đến 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất là lãi suất huy động bằng VND luôn cao hơn hẳn lãi suất huy động bằng vàng và ngoại tệ, các hình thức gửi tiết kiệm cũng phong phú hơn với nhiều tiện ích kèm

theo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng, hơn nữa, hiện nay, đây vẫn là đồng tiền giao dịch chính trên thị trường nội địa.

Thứ hai là cơ chế điều chỉnh tỷ giá của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này cũng như trước đó chưa thật phù hợp với thị trường dẫn đến sự chênh lệch lớn trong giá mua bán ngoại tệ (chủ yếu là USD) giữa ngân hàng với thị trường tự do, vì vậy, thay vì gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng với lãi suất thấp và nhiều thủ tục, người dân và các doanh nghiệp lại chọn cách đầu tư ngắn hạn bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do để kiếm lời.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch techcombank đống đa – hà nội (Trang 95 - 98)