- Phát hành giấy tờ có giá: mặc dù tăng trưởng âm vào năm 2009, giảm 1,166 triệu đồng tương ứng với 32.52% so vớ
2.2.4.2. Đánh giá theo chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để quản lý nguồn vốn ngân hàng. Qua đó ngân hàng có thể đánh giá được hoạt động có hiệu quả hay không, để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp hơn nhằm tạo sự ổn định cho nguồn.
Bảng 11: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng nguồn 1 Tổng vốn huy đông 215,975 319,275 432,852
2 Tổng dư nợ cho vay 4,907 70,114 84,613
3 Sử dụng vốn (3=2/1) 22.72% 21.96% 19.54% 4 Chênh lệch (4=1-2) 211,068 249,161 348,239 Vốn ngắn hạn 5 Huy động vốn ngắn hạn 53,993 83,011 130,072 6 Dư nợ ngắn hạn 3,935 3,768 3,987 7 Sử dụng vốn ngắn hạn (7=6/5) 7.28% 4.54% 3.06% 8 Chênh lệch (8=5-6) 50,058 79,243 126,085
Vốn trung hạn 9 Huy động vốn trung hạn 110,644 167,811 225,083
10 Dư nợ trung hạn 477 23,990 27,303
11 Sử dụng vốn trung hạn (12=10/9) 0.43% 14.29% 12.13%
12 Chờnh lệch (12=9-10) 110,167 143,821 197,780
Vốn dài hạn 13 Huy động vốn dài hạn 51,337 68,453 75,749
14 Dư nợ dài hạn 235 42,356 53,323
15 Sử dụng vốn dài hạn (15=14/13) 0.46% 61.87% 70.39%
16 Chênh lệch (16=13-14) 51,102 26,097 22,426
(Nguồn: Bộ phận kế toán PGD)
Quan sát bảng số liệu ta thấy cơ cấu sử dụng vốn của Techcombank Đống Đa có xu hướng giảm dần. Đây là tín hiệu không mấy khả quan đối với Techcombank Đống Đa. Hiệu quả sử dụng vốn giảm từ 22.72% năm 2008 xuống 21.96% năm 2009 và đến năm 2010 chỉ còn 19.54%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn song công tác cấp tín dụng chưa đạt hiệu quả cao mặc dù có tăng trưởng so với hai năm còn lại.
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của PGD chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm từ 7.28% năm 2008 xuống 4.54% năm 2009 và 3.06% vào năm 2010. Như vậy, 1 đồng vốn huy động chỉ tạo ra được 0.0306 đồng dư nợ tín dụng ngắn hạn trong năm 2010, gần như không đạt hiệu quả. Mặc dù mức tăng trưởng của huy động vốn ngắn hạn tăng rất nhanh song dư nợ ngắn hạn vẫn dừng lại ở con số rât khiêm tốn (xấp xỉ 4 tỷ đồng). Do đó ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, vì chi phí sẽ thấp hơn và có thể xoay vòng vốn được nhanh hơn so với vốn trung hạn và dài hạn.
Hiệu suất sử dụng vốn trung hạn đã cơ những tín hiệu tích cực khi tăng nhanh từ năm 2008 chỉ với 0.43% lên 14.29% vào năm 2009. Mặc dù hiệu suất có giảm nhẹ xuống còn 12.13% năm 2010 do một lượng nguồn vốn nhỏ chảy sang bên huy động vốn ngắn hạn song với dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm đây cũng không phải là một bài toán quá khó đối với ngân hàng.
Cũng giống vốn trung hạn, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn tăng trưởng với con số khá ấn tượng, từ 0.46% năm 2008 nay đã đạt được 70.39% trong năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2008 xảy ra tình trạng lạm phát nên việc huy động vốn dài hạn gặp khó khăn, chính vì vậy nguồn vốn dài hạn không đủ đáp ứng cho vay dài hạn. Tuy nhiên hiện nay tình hình kinh tế đang phát triển khá thuận lợi, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng.
Qua bảng tổng kết trên ta thấy, hiệu suất sử dụng nguồn vốn qua các năm của Techcombank Đống Đa mặc dù có chiều hướng tích cực ổn định về hiệu quả sử dụng vốn trung và dài hạn song vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm ổn định xu hướng trên. Tỷ trọng nguồn vốn huy động vẫn còn quá cao so với dư nợ tín dụng. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn ngắn hạn cao hơn vốn trung và dài hạn. ngược lại trong hoạt động tín dụng thì cho vay dài hạn lại chiểm tỷ trọng cao hơn, do đó dẫn đến sự mất cân xứng giữa nguồn tiền huy động và nguồn tiền cho vay. Do đó, ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho vay dài hạn. Đó sẽ là một chiến lược kinh doanh mạo hiểm, vì nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn phải thanh toán trong thời gian ngắn nên tính ổn định tài chính của nó rất thấp, trong khi nguồn vay dàì hạn lại cú giá trị rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.