Điều kiện tự nhiên của huyện Phổ Yên, tỉnhThái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

TẠI HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.1.Điều kiện tự nhiên của huyện Phổ Yên, tỉnhThái Nguyên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

+ Phía Bắc giáp Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và Thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên).

+ Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. + Phía Tây giáp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Phía Đông giáp huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang ).

Với vị trí địa lý trên huyện Phổ Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tƣơng lai, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ do vậy, có thể tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động.

2.1.1.2. Địa hình và địa chất

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 256,68km2, trong đó

diện tích đất nông nghiệp là 123 km2 bằng 48,7% diện tích đất tự nhiên. Diện

tích đất lâm nghiệp là 73,68 km2

bằng 28,7% diện tích đất tự nhiên ; Diện tích

đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,2 km2

, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,7 km2

và diện tích chƣa sử dụng là 3,13 km2. Căn cứ vào chỉ tiêu về loại đất, độ dầy

và độ dốc của đất toàn huyện Phổ Yên có 125,045 km2

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên

50% diện tích đất nông nghiệp của huyện là bạc mầu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì nhiêu kém yếu tố này làm cho ngƣời nông dân phải đầu tƣ lớn hơn mà thu nhập lại không cao do năng suất đạt thấp.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Khí hậu huyện Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mƣa ít, độ ẩm trung bình 85%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng từ 2000 mm đến 2500 mm. Nhiệt độ trung

bình 220C, số giờ nắng 1300 đến 1750 giờ, hƣớng gió chủ yếu là Đông Bắc và

Đông Nam. Khí hậu Phổ Yên tƣơng đối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Phổ Yên có hai con sông chính chảy qua đó là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn chảy qua Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên sông Cầu chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, lƣu lƣợng nƣớc mùa

mƣa lên tới 3500 m3

/s.

Theo đánh giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua Phổ Yên có thể xây dựng các công trình thủy điện với thủy lợi với quy mô nhỏ. Tuy vậy, do hệ thống đê điều còn nhiều yếu kém nên về mùa mƣa nƣớc các sông dâng cao nhiều nơi ở huyện hay bị lụt, ngập úng.

2.1.1.4. Tình hình đất đai, sử dụng đất đai và thu hồi đất.

Tổng diện tích đất của huyện Phổ Yên là 256,68km2. Trong đó, diện

tích đất khu vực nông thôn là 250,12km2

(chiếm 97,45% tổng diện tích). Diện tích đất nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 76,79% còn lại là đất ở, đất chuyên dùng và quỹ đất chƣa sử dụng. Chi tiết diện tích đất của huyện Phổ Yên thể hiện ở bảng 2.1.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Đất đai phân theo loại đất và khu vực năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: ha Xã, thị trấn Tổng số Khu vực thị trấn Khu vực nông thôn Tỉ lệ % loại đất/tổng diện tích Tỉ lệ % đất khu vực thị trấn/tổng diện tích đất Tỉ lệ % đất khu vực nông thôn/tổng diện tích đất Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính 25667,63 655,70 25011,93 100,00 2,55 97,45 Đất Nông nghiệp 12080,59 331,39 11749,20 47,07 2,74 97,26 Đất lâm nghiệp 7315,66 45,36 7270,30 28,50 0,62 99,38 Đất nuôi trồng Thuỷ sản 313,45 12,80 300,65 1,22 4,08 95,92 Đất ở 974,01 77,09 896,92 3,79 7,91 92,09 Đất chuyên dùng 3071,75 157,71 2914,04 11,97 5,13 94,87 Đất chƣa sử dụng 1912,17 31,35 1880,82 7,45 1,64 98,36

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phổ Yên 2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay chƣa có thống kê cụ thể về tài nguyên khoáng sản của huyện nhƣng có thể kết luận là tiềm năng khoáng sản của bản thân huyện là không đáng kể. Tuy nhiên, do nằm trong vùng giàu khoáng sản, huyện Phổ Yên có thể thu hút tài nguyên tƣơng đối dễ dàng từ các địa phƣơng khác trong tỉnh cũng nhƣ các tỉnh lân cận để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của mình.

2.1.1.6. Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn huyện Phổ Yên có 53 danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hóa và di tích lịch sử. Trong đó có hai di tích đƣợc Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch xếp hạng cấp quốc gia là: Khu di tích lịch sử cách mạng xã Tiên Phong,

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khu di tích lịch sử và Đền thờ Lục Giáp. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn nhiều di tích danh nhân văn hoá và các lễ hội đặc sắc. Với vị trí là cửa ngõ phía Nam của tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, lại gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phía bắc tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh do vậy, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch đây cũng là thế mạnh của huyện để thu hút đầu tƣ, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)