TẠI HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Phổ Yên, tỉnhThái Nguyên
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Hiện trạng dân số: Theo báo cáo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 toàn huyện Phổ Yên có 137.150 nhân khẩu chiếm khoảng 11,5% dân số tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 03 thi trấn và 15 xã, gồm 04 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Sán Dìu và Sán Chay cùng sinh sống. Mật độ dân số của huyện năm 2009 là 534 ngƣời/km2, cao
hơn so với mật độ chung của tỉnh là 312 ngƣời/km2
. [20]
Bảng 2.2. Tình hình dân số huyện Phổ Yên
Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Khu vực thị trấn Khu vực nông thôn Tỉ lệ dân số khu vực thị trấn/Tổng dân số Tỉ lệ dân số khu vực nông thôn/Tổng dân số 2005 135.219 11.574 123.645 8,56 91,44 2006 135.780 11.659 124.121 8,59 91,41 2007 136.246 11.665 124.581 8,56 91,44 2008 136.746 11.712 125.034 8,56 91,44 2009 137.150 11.750 125.400 8,57 91,43
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nghiên cứu bảng 2.2 ta thấy, tỉ lệ dân số qua các năm ở hai khu vực thị trấn và nông thôn không có biến động nhiều, tỉ lệ dân số khu vực nông thôn dao động trong khoảng (91,41% ÷ 91,44%) và tỉ lệ dân số khu vực thị trấn nằm trong khoảng (8,56% ÷ 8,59%).
Hiện trạng nguồn nhân lực: Trong giai đoạn 2005 - 2009, lực lƣợng lao
động của huyện Phổ Yên tăng bình quân 1,02%/năm. Năm 2009, lực lƣợng lao động huyện có khoảng 92 nghìn ngƣời, chiếm 11% lực lƣợng lao động toàn Tỉnh. Xét về cơ cấu, giai đoạn 2005 - 2009 lực lƣợng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 0,8 %/năm; lao động dịch vụ có mức tăng khá năm 2009 tăng 7,63% so với năm 2005, bình quân tăng 1,5%/năm; trong khi đó lao động nông lâm nghiệp có xu hƣớng giảm đi phù hợp với cơ cấu kinh tế của huyện. [ 20]
Mặc dù tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động trung bình hàng năm của huyện không phải là thấp nhƣng trong tƣơng lai nếu chỉ duy trì ở mức nhƣ giai đoạn 2005 - 2009 thì số lƣợng lao động tăng thêm có khả năng sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện, nhất là trong giai đoạn trƣớc mắt đến năm 2015. [25]
Do vậy, vấn đề đặt ra cho Huyện là cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng lực lƣợng lao động bằng cách đào tạo nâng cao chất lƣợng, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời huyện cũng cần có định hƣớng cụ thể đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện trong những năm tới.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3. Tình hình lao động huyện Phổ Yên
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Dân số trung bình 135.219 135.780 136.246 136.746 137.150
A. Nguồn lao động 90.732 91.244 91.285 91.757 92.302
1. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 80.751 81.572 81.791 82.397 83.072
2. Số ngƣời ngoài độ tuổi có
tham gia lao động 9.981 9.672 9.494 9.359 9.230
B. Cơ cấu nguồn lao động 90.732 91.244 91.285 91.757 92.302
1. LĐ đang làm việc trong các
ngành kinh tế 85.742 86.317 86.383 86.986 87.595
Nông lâm nghiệp thủy sản 69.640 69.640 69.640 61.760 59.564
Công nghiệp xây dựng 5.419 5.645 6.695 6.976 8.961
Thƣơng mại dịch vụ 12.124 14.527 15.514 18.250 19.069
2. Số ngƣời trong độ tuổi lao
động đang đi học 4.218 4.569 4.621 4.700 4.846
3. Số ngƣời trong độ tuổi có
khả năng LĐ làm nội trợ 481 493 475 477 582
4. Số ngƣời trong độ tuổi có
khả năng LĐ không làm việc 290 292 292 294 295
5. Số ngƣời trong độ tuổi LĐ
không có việc làm 590 493 484 486 480
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên 2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên Phổ Yên có điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển trong đó kinh tế nông nghiệp nông thôn luôn đƣợc quan tâm. Nhiều tuyến đƣờng giao thông đã mở mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng của huyện (Phụ lục 2).
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giao thông: Mạng lƣới giao thông liên tỉnh, liên huyện tƣơng đối phát
triển, bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt. Từ Phổ Yên đi các đô thị lớn trong vùng Đông Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Lạng Sơn, các đô thị trong vùng nhƣ Bắc Cạn, Tuyên Quang và các địa phƣơng trong tỉnh đều rất thuận tiện.
Điện, nước: Nguồn điện chủ yếu cấp cho Huyện hiện nay là điện lƣới
quốc gia thông qua trạm biến áp Sóc Sơn. Lƣới điện trên địa bàn bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, 22, 10 và 6 KV. Thực hiện chủ trƣơng điện khí hoá nông thôn, hệ thống lƣới điện đã đƣợc đƣa về tận hộ gia đình phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn cấp nƣớc của huyện là nƣớc ngầm và nƣớc hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cƣ trong khu vực. Tính đến cuối năm 2009 khoảng 83% dân cƣ đƣợc sử dụng nƣớc sạch.
Hệ thống bưu chính viễn thông: Bƣu chính viễn thông đƣợc mở rộng,
nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhu cầu về dịch vụ bƣu chính viễn thông ở các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn đƣợc đáp ứng tốt. Mạng lƣới bƣu chính, viễn thông phát triển ở khu vực nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Đến năm 2009, trên địa bàn Huyện có 01 bƣu cục trung tâm. 100% phƣờng - xã có điểm bƣu điện. Hiện toàn huyện có 11.840 thuê bao cố định, bình quân 8,6 máy/100 dân. Hệ thống cung cấp dịch vụ truy cập Internet phát triển nhanh.
Hệ thống tài chính - ngân hàng: Hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng, huy động thêm nhiều nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Vốn từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu, từng bƣớc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Việc khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc đƣợc chú trọng, từng bƣớc thực hiện xã hội hoá đầu tƣ có hiệu quả.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khoa học - công nghệ: Công tác đầu tƣ, chuyển giao công nghệ và ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đổi mới sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý nhằm cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống đã đƣợc quan tâm thƣờng xuyên hơn. Chính vì vậy, nhiều dự án với mục tiêu chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khoa học, xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản chế biến nông sản… mở rộng sản xuất hàng hoá đã đƣợc thực hiện nhằm góp phần thúc đẩy CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Trường học: Công tác xã hội hoá giáo dục của huyện đã đƣợc quan tâm
thƣờng xuyên bằng các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài nhà trƣờng, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã từng bƣớc góp phần vào việc xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn, từ mầm non đến đại học với các loại hình công lập, bán công, dân lập, tƣ thục đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Trên địa bàn Huyện có 01 trƣờng cao đẳng và 01 trƣờng đào tạo nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài (Phụ lục 3).
Y tế: Trên địa bàn huyện có 02 bệnh viện (trong đó có 01 bệnh viện
của quân đội ), 02 phòng khám và 17 trạm y tế với 170 giƣờng bệnh, ngoài ra các phòng khám tƣ nhân cơ bản đảm bảo khám và điều trị, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân (Phụ lục 4).
Dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm: Trên địa bàn huyện có trạm bảo vệ
thực vật, chi nhánh Công ty giống cây trồng… do vậy đã cung cấp kịp thời giống, vật tƣ phân bón cho bà con nông dân. 100% số xã, thị trấn có đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm.
Dịch vụ thương mại: Trên địa bàn huyện có 08 chợ đƣợc trải đều trên
18 xã - thị trấn (hiện nay đang chuẩn bị xây dựng thêm 02 chợ) với khoảng 10.000 hộ kinh doanh. Trong những năm qua, một số chợ đã đƣợc nâng cấp,
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xây dựng, một số cửa hàng kinh doanh theo phƣơng thức tự chọn nhƣng chƣa có các trung tâm thƣơng mại, siêu thị đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định nhƣ trong Quyết định số 1371/2007/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại. Hệ thống hạ tầng đang đƣợc đầu tƣ xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng trên địa bàn. Song bên cạnh đó huyện cũng cần có cơ chế thông thoáng hơn nữa để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, vận động tích cực nguồn vốn tự có trong dân để tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảo bảo đủ điều kiện thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đầy kinh tế nông thôn trên địa bàn ngày một phát triển, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay (Phụ lục 5).