0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất tại huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 75 -78 )

TẠI HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.2.5. Đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất tại huyện Phổ Yên

tại huyện Phổ Yên

Tăng trƣởng kinh tế trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã đào tạo đƣợc 3.323 lao động với 8 ngành nghề khác nhau (May công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, quản lý điện nông thôn, tin học, chăn nuôi công nghiệp, ƣơm tơ, mộc mỹ nghệ, marketting bán hàng) và giáo dục định hƣớng tạo nguồn việc làm; Công tác vay vốn quốc gia giải quyết việc làm đã giải quyết cho vay 81 dự án, với tổng số nguồn vốn cho vay 4,526 tỷ đồng, tạo đƣợc 1.206 lao động có việc làm mới. [26]

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ năm 2006 - 2009, cơ cấu lao động ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 12,5 % lên 14%, ngành thƣơng mại - dịch vụ từ 14,5% tăng lên 16%, ngành nông lâm nghiệp từ 73,0% giảm xuống còn 70%.[26]

Trong những năm qua, huyện đã tập trung cho đầu tƣ phát triển, ban hành nhiều chính sách, tạo cơ chế thuận lợi, nhằm thu hút mọi nguồn lực từ

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các thành phần kinh tế đầu tƣ vào phát triển sản xuất. Nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội ngày một tăng, tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của ngƣời dân nói chung và ngƣời lao động đƣợc cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của địa phƣơng.

Hoạt động đào tạo nghề cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan trong một số lĩnh vực đào tạo nghề nhƣ: Nghề may công nghiệp đã đào tạo 681 học viên và giải quyết đƣơc 502 lao động có việc làm; Mây tre đan xuất khẩu đã đào tạo 1.354 học viên, có việc làm liên tục đạt khoảng 60%, số còn lại chuyển dịch đƣợc nghề nghiệp: vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất mặt hàng mây tre đan nội địa, xuất khẩu. Điển hình tại 2 xã Vạn Phái và Tân Phú tổng số lao động đƣợc đào tạo tới 1000 ngƣời. Lao động qua đào tạo có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng và số lƣợng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, một số ngành nghề đào tạo còn mang tính đào tạo theo chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu theo ngành nghề của doanh nghiệp cần tuyển, một số học viên đào tạo ra trƣờng chƣa phát huy đƣợc nghề đào tạo.

Các dự án vay vốn quốc gia giải quyết việc làm qua đánh giá chung cho thấy các chủ dự án sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đúng mục đích cho vay, mở rộng đƣợc sản xuất kinh doanh, thu hút đƣợc thêm lao động vào làm việc có thu nhập ổn định: cụ thể các dự án cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ chăn nuôi lợn ngoại, chăn nuôi bò sinh sản, trồng thâm canh chè...;Các dự án công nghiệp, xây dựng nhƣ khai thác cát sỏi, sản xuất chế biến lâm sản, sản xuất cơ khí…đều có hiệu quả cao góp phần giải quyết việc làm dôi dƣ, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và sắp xếp lại cơ cấu lao động ở nông thôn.[26]

Tuy nhiên, tình trạng việc làm chƣa bền vững, nhu cầu việc làm và học nghề vẫn là vấn đề đƣợc Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Bên cạnh một bộ phận

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất, di dời, giải toả, số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, học sinh, sinh viên ra trƣờng cần tìm việc làm, lực lƣợng lao động tăng hàng năm..., càng làm gia tăng áp lực về vấn đề giải quyết việc làm của huyện. Lao động qua đào tạo, tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng, nhƣng cơ cấu chƣa hợp lý, nên vẫn tồn tại tình trạng thừa lao động có bằng cấp, thiếu lao động có kỹ thuật, lao động qua đào tạo vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động về chất lƣợng, số lƣợng.

Tóm tắt

Chƣơng 2 đã trình bày điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của huyện Phổ Yên. Đƣa ra những đánh giá chung nhất về chất lƣợng lao động của huyện Phổ Yên và tại 3 xã thuộc vùng thu hồi đất của huyện Phổ Yên. Mô hình hồi quy dạng Cobb-Douglas cho thấy về các yếu tố nội tại gồm trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi và vốn có ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của thanh niên vùng thu hồi đất. Hiệu quả trong công tác tạo việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất đã đƣợc phân tích.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 75 -78 )

×