Quy hoạch, phát triển các làng nghề.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN

3.2.4.Quy hoạch, phát triển các làng nghề.

Phát triển ngành nghề nông thôn đƣợc coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bởi vì, đặc điểm của lao động nông thôn là lao động theo thời vụ vì vậy khi phát triển các làng nghề, ngành nghề sẽ sử dụng đƣợc lao động tại chỗ. Ngoài việc làm thƣờng xuyên của các hộ, các cơ sở ngành nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn bình quân 2 đến 5 ngƣời một hộ và từ 8 đến 10 ngƣời trong một cơ sở. Nhiều làng nghề của nƣớc ta đã thu hút trên 60% số lao động vào các hoạt động ngành nghề. Đồng thời khi các ngành nghề nông thôn phát triển đã kéo theo việc mở ra nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm việc làm mới thu hút lao động. Trong những năm tới, phát triển ngành nghề và khôi phục làng nghề vẫn đƣợc coi là còn nhiều tiềm năng trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn nói chung và vùng thu hồi đất nói riêng.

Tạo môi trƣờng thuận lợi để cho các hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đăng ký sản xuất, hỗ trợ phát triển thành các doanh nghiệp tƣ nhân hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hộ này khi phát triển đều phải đƣợc quyền bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, vay vốn tín dụng, xuất khẩu trực tiếp...

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khuyến khích thành lập các hiệp hội nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm tạo ra những tiếng nói chung và đảm bảo đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia. Đây là vấn đề cần thiết khi các làng nghề, các cơ sở ngành nghề đƣợc chú trọng và quan tâm phát triển và đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Thành lập quỹ phát triển các ngành nghề và làng nghề nông thôn hoặc các hình thức tín dụng ƣu đãi nhằm phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn để tạo điều kiện cho các hộ, các cơ sở ngành nghề vay vốn và phát triển sản xuất, phát triển các quỹ tín dụng ở nông thôn để huy động vốn nhàn rỗi phát triển ngành nghề, tăng cƣờng đầu tƣ từ ngân sách cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn.

Nhà nƣớc tạo điều kiện giúp các hộ tiểu thủ công nghiệp tiếp cận đƣợc với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc bằng cách cung cấp thông tin về thị trƣờng, tổ chức các hội chợ triển lãm để giới thiệu hàng hoá và có những ƣu đãi về thuế quan xuất khẩu...

Chú trọng bồi dƣỡng nghệ nhân và đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn bằng hình thức mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trực tiếp ngay tại cơ sở nhằm trang bị cho lao động những kiến thức thực tế về nghề nghiệp từ đó làm ra những sản phẩm có giá trị cao. Bên cạnh đó cần phải khuyến khích các hộ làng nghề đổi mới công nghệ và các trang thiết bị phù hợp với điều kiện phát triển, tránh lao động dồn ra thành thị.

Phải có các quy hoạch cụ thể về phát triển ngành nghề, làng nghề phù hợp với điều kiện từng vùng và quy hoạch phải đƣợc coi là nền tảng để xây dựng và phát triển các làng nghề mới, các cụm công nghiệp nông thôn.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)