Thu hồi đất và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 32)

thu hồi đất

1.1.3.1. Thu hồi đất và việc làm cho thanh niên nông thôn

Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc ra quyết định để thu lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Nƣớc ta đang đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nƣớc, chủ động hội nhập quốc tế, vì vậy việc thu hồi đất để thực hiện quá trình trên trong những năm qua đƣợc nhà nƣớc triển khai tích cực. Theo thống kê, bình quân hàng năm, nhà nƣớc đã thu hồi từ 30 đến 35 nghìn ha đất các loại, chủ yếu là đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá, xây dựng mới, mở rộng các khu công nghiệp và quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã dẫn đến sự thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm trong lao động nông thôn nói chung và trong lao động thanh niên nông thôn nói riêng đang có xu hƣớng tăng cao. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn nhất là ở những vùng bị thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác đang là vấn đề cấp thiết, là mối quan tâm, lo lắng của thanh niên, gia đình và toàn xã hội. Đối với huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2009 toàn huyện đã thu hồi 564,5 ha đất nông nghiệp của 4.336 hộ, trong đó có 5.506 lao động trong độ tuổi thanh niên [20].

Mặc dù tỉnh và chính quyền địa phƣơng đã có nhiều chính sách giúp cho những ngƣời nông dân nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng ở

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những vùng này có đƣợc việc làm, ổn định đời sống sau khi đất bị thu hồi, tuy nhiên do nhiều yếu tố số lƣợng thanh niên đƣợc tạo việc làm chƣa nhiều.

1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của thanh niên nông thôn trong điều kiện bị thu hồi đất

Tƣ liệu sản xuất trong sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, năng lực bản thân của ngƣời lao động, nguồn lực sinh học và các phƣơng tiện hoá học. Trong đó, năng lực bản thân của ngƣời lao động, đất đai và vốn là những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp tới tạo việc làm.

a) Năng lực bản thân của người lao động

Sức lao động cũng là yếu tố quan trọng của quá trình tạo việc làm, sức lao động là khả năng trí lực, thể lực của con ngƣời. Đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ…

Theo C.Mác : “Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con ngƣời, nó đƣợc vận dụng vào quá trình lao động sản xuất”.[8].

Nói đến sức lao động ta phải nói đến số lƣợng và chất lƣợng lao động. Nếu một ngƣời lao động có sức khoẻ tốt, có đầu óc suy nghĩ thông minh, sáng tạo thì hẳn công việc mà họ đƣợc giao sẽ đƣợc hoàn thành tốt, sản phẩm mà họ tạo ra đảm bảo yêu cầu chất lƣợng.

Để tạo việc làm cho ngƣời lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi công việc đƣợc thực hiện khi có con ngƣời có đủ sức lao động.

Ở nông thôn, kiến thức chuyên môn cũng nhƣ xã hội đều thấp nên việc tiếp cận thông tin kinh tế - khoa học xã hội chậm. Điều đó ảnh hƣởng lớn đến việc làm của chính họ. Chính vì vậy, tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn cần phải cân nhắc tính toán kỹ nếu không sẽ gây tổn thất nặng nề và để tạo việc làm có hiệu quả cần thiết phải bồi dƣỡng kiến thức cho họ.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ có tác động rất lớn đến cơ hội việc làm của thanh niên, những thanh niên có tay nghề, có trình độ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọ việc làm và có thu nhập cao, có điều kiện thăng tiến. Tuy nhiên, đến năm 2009 có 90% thanh niên nông thôn chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (Có bằng chứng chỉ nghề trở lên) 2,2% có trình độ sơ cấp, 4,2% có trình độ trung cấp và 3,3% có trình độ cao đẳng trở lên

[9]. Do đó việc làm cần thiết hiện nay là nâng cao tỷ lệ đào tạo cho lao động

nói chung trong đó có lao động thanh niên.

Ngày nay, để đạt đƣợc mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc nói chung thì nhu cầu về nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao rất lớn, mặt khác yêu cầu này gây ra sức ép lớn đối với lao động có trình độ thấp. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nguồn lao động có trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của công việc mới tăng cao đƣợc kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những việc làm hợp lý. Ngƣợc lại, nếu những chính sách tạo việc làm của Nhà nƣớc cho ngƣời lao động không phù hợp với yêu cầu của công việc mới chƣơng trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả cao.

b) Đất đai

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trƣớc tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhƣng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp, ruộng đất không chỉ tham gia với tƣ cách là yếu tố thông thƣờng mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tƣ liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế đƣợc. Với nƣớc ta, mặc dù đất chật ngƣời đông nhƣng diện tích đất nông nghiệp khá lớn, 9.345,4 nghìn ha chiếm 29,4% tổng diện tích đất cả nƣớc; đất lâm nghiệp có rừng là 11.575,4 nghìn ha chiếm 35,15% tổng diện tích đất cả nƣớc.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Diện tích đất lớn cho phép khai thác theo cả chiều sâu và chiều rộng để mỗi đơn vị diện tích đất ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm theo yêu cầu của con ngƣời và thị trƣờng thế giới. Chính việc sử dụng đất hợp lý kết hợp với sử dụng nguồn lực con ngƣời sẽ tạo ra sự hài hoà cho việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động với việc tăng sản lƣợng nông, lâm, ngƣ nghiệp.

Nhƣ vậy, đất đai có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mỗi một vùng có vị trí địa lý khác nhau. Do vậy, để có việc làm cho ngƣời lao động nông thôn thì Đảng và Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ đồng thời đƣa ra những giải pháp tăng sức sản xuất của ruộng đất, làm tăng số lần quay vòng của đất.

c) Nhân tố vốn

Vốn trong sản xuất nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động và vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán đƣợc sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Vốn sản xuất nông nghiệp mang đặc điểm sau: Căn cứ vào đặc điểm của tài sản có thể chia thành vốn cố định và vốn lƣu động. Do chu kỳ sản xuất dài và có tính thời vụ trong nông nghiệp nên một mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian lƣu thông trong thời gian tƣơng đối dài và làm cho vốn ứ đọng. Mặt khác, sự cần thiết và có khả năng tập trung hoá về phƣơng tiện kỹ thuật trên một lao động nông thôn so với nông nghiệp là cao hơn.

Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp không qua lĩnh vực lƣu thông mà đƣợc chuyển trực tiếp làm tƣ liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp. Do vậy, một phận vốn đƣợc thực hiện ở ngoài thị trƣờng và đƣợc tiêu dùng trong nội bộ nông nghiệp khi vốn lƣu động đƣợc khôi phục trong hình thái hiện vật.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với ngƣời nông dân, đặc biệt là những ngƣời dân nghèo thì vốn là yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho ngƣời lao động, nguồn vốn đƣợc huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng.

d) Nhân tố dân số

Dân số là yếu tố chủ yếu của quá trình phát triển, dân số vừa là chủ thể vừa là khách thể của xã hội, vừa là ngƣời sản xuất, vừa là ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, quy mô, cơ cấu và chất lƣợng dân số ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hƣởng đó là tích cực hay tiêu cực tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa tốc độ phát triển dân số với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc trong mỗi thời kỳ. Do quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cao đã làm quy mô số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng tăng cao. Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, đó là sức mạnh của quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhƣng đối với nƣớc ta - nƣớc đang phát triển, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất còn có hạn, nguồn vốn, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao động đông và tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm rất lớn. Mỗi năm phải tạo thêm từ 1,4 triệu - 1,5 triệu chỗ làm việc. Rõ ràng dân số đang tăng nhanh gây sức ép về việc làm, mặc dù nguồn lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nhƣng để tạo việc làm cho ngƣời lao động không phải đơn giản mà kéo theo tài chính, tín dụng, tƣ liệu sản xuất… trong khi ngân sách nƣớc ta còn hạn hẹp. Ngay từ năm 2000 Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong đó nhân tố dân số đã đƣợc coi trọng.

Coi con ngƣời là mục tiêu và là động lực chính của sự phát triển. Đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát triển hay còn gọi là chiến lƣợc con ngƣời, lấy lợi ích của con ngƣời làm điểm xuất phát của mọi chƣơng trình kế hoạch phát triển.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn nhân lực và con ngƣời Việt Nam - lợi thế và nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta. Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng lên quá nhanh mà chƣa sử dụng hết lại là lực cản, gây sức ép về đời sống xã hội và việc làm.

Đối với chính sách dân số, lao động và bảo trợ xã hội là nội dung hàng đầu trong việc đổi mới chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Các chính sách đó phải phát huy nguồn lực, về nguồn lực Việt Nam và con ngƣời Việt Nam hƣớng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Mặt khác, các chính sách đó phải phù hợp với những yêu cầu của quản lý kinh tế quốc dân, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nƣớc.

Trong chính sách giải quyết việc làm, một nguyên tắc cơ bản đó là đảm bảo cho mọi ngƣời đƣợc tiếp cận với các thông tin về thị trƣờng lao động, cơ hội học nghề, làm việc. Trên cơ sở Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời có cơ hội chủ động tìm kiếm việc làm, chống tƣ tƣởng ỷ lại vào Nhà nƣớc. Đồng thời cũng cần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đối với công tác xã hội. Cần gắn tiêu chuẩn về mức thu hút lao động của doanh nghiệp trong chính sách khuyến khích hoặc hỗ trợ doanh nghiệp.

e) Các chính sách lao động và việc làm của Nhà nước

Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng cơ hội để lực lƣợng lao động của toàn xã hội đƣợc học nghề và làm việc.

Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội vừa cấp bách trƣớc mặt hiện nay vừa cơ bản lâu dài ở mỗi nƣớc là đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là khu

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực nông thôn nhất là ở những nơi bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nơi số ngƣời chƣa có việc làm, thiếu việc làm khá cao.

Cũng nhƣ chính sách xã hội khác, chính sách việc làm cũng rất đa dạng, phong phú, có thể phân loại nhƣ sau:

- Nhóm chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động toàn xã hội: Chính sách về vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế…

- Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng có khả năng thu hút đƣợc nhiều lao động trong cơ chế thị trƣờng (chính sách phát triển kinh tế hộ, chính sách đổi mới xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, chính sách di dân tự do và hành nghề theo pháp luật, chính sách gia công xuất khẩu…).

Mặt khác, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trƣờng, tình trạng thất nghiệp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thƣơng mại quốc tế (WTO) thì khả năng tìm việc làm đối với ngƣời lao động có trình độ thấp lại càng khó. Để hạn chế thất nghiệp, một mặt phải tạo chỗ làm việc mới; mặt khác phải tránh cho ngƣời lao động đang làm việc lâm vào thất nghiệp. Ngoài ra, phải có hệ thống bảo hiểm cho ngƣời lao động khi họ thất nghiệp.

Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song phƣơng thức và biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh nhƣ tạo môi trƣờng pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trƣờng tiêu thụ. Vì thế bất cứ chính sách kinh tế nào của Nhà nƣớc cũng đều có ảnh hƣởng và tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Ngoài các nhân tố trên, còn có nhân tố khác cũng rất quan trọng nhƣ: điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, khoa học công nghệ, hệ thống cơ sở

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đƣờng giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến… Đây cũng là những yếu tố góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)