TẠI HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của thanh niên vùng thu hồi đất ở huyện Phổ Yên
hồi đất ở huyện Phổ Yên
Qua nghiên cứu tài liệu và điều tra thực tế về việc làm tại vùng thu hồi đất huyện Phổ Yên cho thấy, các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến thu nhập của
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thanh niên vùng thu hồi đất gồm có: độ tuổi, giới tình, trình độ chuyên môn, vốn đầu tƣ cho công việc. Để có đánh giá chính xác nhất về mối quan hệ giữa các yếu tố đã đƣợc xác định ảnh hƣởng đến thu nhập của thanh niên, chúng tôi sử dụng hàm CD, với biến phụ thuộc là thu nhập và biến độc lập là độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn và vốn đầu tƣ.
Tiến hành đặt giả thuyết về quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc:
Giả thuyết H0: Thu nhập không có quan hệ với độ tuổi, giới tính, trình
độ chuyên môn và vốn đầu tư.
Đối thuyết Ha: Thu nhập có quan hệ với độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn và vốn đầu tư.
Trƣớc tiên tiến hành đánh giá mối quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số tƣơng quan Pearson (viết tắt: r). Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tƣơng quan giữa biến thu nhập và vốn đầu tƣ có mối quan hệ rất chặt chẽ (r = 0.923); hệ số tƣơng quan giữa thu nhập và tuổi có mối quan hệ khá chặt chẽ (r = 0,83); hệ số tƣơng quan giữa thu nhập và học vấn có quan hệ trung bình (r = 0,432); hệ số tƣơng quan giữa thu nhập và giới tính có quan hệ nghịch, hai biến này ở mức quan hệ yếu (r = - 0,045). Mức ý nghĩa của mối quan hệ giữa thu nhập và các biến độc lập có giá trị báo cáo đều nhỏ hơn 0,5. Theo lý thuyết, nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,5 thì giá trị báo cáo về quan hệ giữa thu nhập và các biến độc lập có ý nghĩa trong thống kê. Hệ số tƣơng quan giữa thu nhập và các biến độc lập đƣợc thể hiện tại bảng 2.25.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.25. Hệ số tƣơng quan giữa Thu nhập và các biến độc lập
Chỉ tiêu Thu nhập Trình độ chuyên môn Giới tính Độ tuổi Vốn đầu tƣ Hệ số tƣơng quan Pearson Thu nhập 1 0.83 -0.045 0.432 0.923 Trình độ chuyên môn 0.83 1 0.002 0.339 0.816 Giới tính -0.045 0.002 1 -0.139 -0.077 Độ tuổi 0.432 0.339 -0.139 1 0.397 Vốn đầu tƣ 0.923 0.816 -0.077 0.397 1 Mức ý nghĩa Thu nhập . 0 0.293 0 0 Trình độ chuyên môn 0.000 . 0.489 0 0 Giới tính 0.293 0.489 . 0.045 0.173 Độ tuổi 0.000 0 0.045 . 0 Vốn đầu tƣ 0.000 0 0.173 0 .
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009
Sử dụng công cụ phân tích là phần mềm SPSS 13.0 để xây dựng hàm sản xuất Cobb-Douglas (CD). Cho kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.26. Kết quả hồi quy
Mô hình R Hệ số xác định (R Square) R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square)
Sai số chuẩn của ƣớc lƣợng (Std. Error of the Estimate)
1 .935 .875 .871 .48070
a Biến độc lập: Vốn đầu tƣ, Giới tính, Độ tuổi, Trình độ chuyên môn b Biến phụ thuộc: Thu nhập
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trị số R có giá trị 0,935 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tƣơng quan rất chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy hệ số xác định (R2) có giá trị 0.875, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình. Sự biến thiên của biến thu nhập đƣợc giải thích bởi 4 biến độc lập (Vốn đầu tƣ, Giới tính, Độ tuổi, Trình độ chuyên môn). Giá trị hệ số xác định đã hiệu chỉnh phản ánh chính xác sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,871 (hay 87,1%) có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa thu nhập và 04 biến độc lập.
Bảng 2.27. Phân tích phƣơng sai - ANOVA
Mô hình Tổng bình phƣơng (Sum of Squares) df Phƣơng sai (Mean Square) F Mức ý nghĩa Sig. Hồi quy (Regression) 233.780 4 58.445 252.928 .000 Số dƣ (Residual) 33.506 145 .231 Tổng 267.285 149
a Biến độc lập: Vốn đầu tƣ, Giới tính, Độ tuổi, Trình độ chuyên môn b Biến phụ thuộc: Thu nhập
Phân tích phƣơng sai - ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05), có nghĩa là mô hình hồi qui là phù hợp với dữ liệu thu thập đƣợc và các biến đƣa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thống kê giá trị F = 252,928 đƣợc dùng để kiểm định giả thuyết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p_value < 0,05.
Ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng thu nhập không có quan hệ với Vốn
đầu tƣ, Giới tính, Độ tuổi, trình độ chuyên môn. Nhƣ vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.28. Hệ số hồi quy trong mô hình
Chỉ tiêu Hệ số
hồi quy T_stat Mức ý nghĩa
Hệ số chặn -2.554 Ln Trình độ học vấn 1.678 4.295*** 0.000 Giới tính 0.055 0.690 0.491 Ln Độ tuổi 0.322 2.381** 0.019 Ln Vốn đầu tƣ 0.789 13.599*** 0.000 Hệ số xác định R2 = 0,875
Mức ý nghĩa thống kê F = 252,928 Số mẫu quan sát N = 150
**: Có ý nghĩa trên 95%; ***: Có ý nghĩa trên 99%.
Qua kết quả phân tích ta có hệ số của mô hình hồi quy giữa Thu nhập và các biến Vốn đầu tƣ, Giới tính, Độ tuổi và trình độ chuyên môn, nhƣ sau:
Ln T.NHAP = -2,554 + 1,678 Ln(T.DO) + 0,322 Ln(TUOI) + 0,789
Ln(VON) + 0,055 (GIOI) Trong đó:
T.NHAP: Thu nhập của thanh niên (nghìn đồng). T.DO: Trình độ chuyên môn của thanh niên. TUOI: Độ tuổi của thanh niên.
VON: Vốn đầu tƣ. GIOI: Giới tính.
Yếu tố trình độ chuyên môn với độ tin cậy đạt trên 99% cho thấy khi trình độ chuyên môn tăng trung bình thêm 1% thì thu nhập trung bình sẽ tăng lên 1,678 %, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thu nhập của thanh niên vùng thu hồi đất. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế - xã
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hội hiện nay ở huyện Phổ Yên. Vùng thu hồi đất tại huyện Phổ Yên đều là vùng thuần nông nên trình độ chuyên môn của thanh niên chƣa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao. Để nâng cao hơn nữa thu nhập của thanh niên vùng thu hồi đất thì giải pháp đầu tiên là đào tạo trình độ chuyên môn cho thanh niên nhằm nâng cao khả năng tự tìm kiếm việc làm sau khi nhà nƣớc thu hồi đất, qua đó nâng cao thu nhập cho thanh niên vùng thu hồi đất huyện Phổ Yên.
Tƣơng tự, vốn đầu tƣ với độ tin trên 99% cho thấy nếu vốn đầu tƣ trung bình tăng 1% thì thu nhập trung bình của thanh niên vùng thu hồi đất tăng 0,789%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ đối các đơn vị sản xuất kinh doanh mà còn rất quan trọng đối với các hoạt động khác trong nền kinh tế.
Với độ tin cậy trên 95% cho thấy độ tuổi của thanh niên ảnh hƣởng đến thu nhập, nếu độ tuổi trung bình tăng lên 1% thì thu nhập trung bình tăng lên 0,322%. Độ tuổi của thanh niên là một yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập, độ tuổi thanh niên có ảnh hƣởng nhiều tới khả năng tìm việc, thanh niên trong độ tuổi trƣởng thành thì dễ dàng tiếp thu những thay đổi về khoa học - kỹ thuật, giáo dục đào tạo và khả năng tìm kiếm việc làm cũng nhƣ thay đổi nghề nghiệp.
Thu nhập của thanh niên vùng thu hồi đất huyện Phổ Yên còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhƣng trên bảng tổng hợp kết quả phân tích cho thấy những yếu tố đã xác định là những yếu tố chính ảnh hƣởng đến thu nhập. Để có thể thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến thu nhập ta xem xét giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta). Giá trị hồi quy chuẩn cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại bảng 2.29. cho ta biết mức độ ảnh hƣởng giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc, giá trị hồi qui chuẩn của Trình độ chuyên môn ảnh hƣởng 3,6% tới Thu nhập; giá trị hồi qui chuẩn của Giới tính ảnh hƣởng 1,4% đến Thu nhập; giá trị hồi qui chuẩn của Độ tuổi ảnh hƣởng 1% đến Thu nhập; giá trị hồi qui chuẩn của Vốn đầu tƣ ảnh hƣởng 90,3% đến Thu nhập.
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.29. Hệ số mô hình
Mô hình
Hệ số không chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) Hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficients) t Sig. B Sai số chuẩn (Std. Error) Beta Hằng số - (Constant) 0.330 0.290 1.140 .256 Trình độ chuyên môn 0.037 0.037 0.036 1.016 .311 Giới tính 0.026 0.062 0.014 .412 .681 Độ tuổi 0.002 0.008 0.010 .273 .785 Vốn đầu tƣ 0.986 0.038 0.903 25.683 .000
Nguồn: Số liệu điều tra, 2009