Cấu trúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC TÌM HIỂU QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ENTEROBACTER SAKAZAKII TRONG SỮA BỘT (Trang 26 - 32)

Hình 2.5: Tế bào vi khuẩn E. sakazakii 2.3.4.1 Thành tế bào

Thành tế bào (cell wall) giúp duy trì hình thái của tế bào, hỗ trợ sự chuyển

động của tiên mao (flagellum), giúp tế bào đề kháng với áp suất thẩm thấu, hỗ trợ

quá trình phân cắt tế bào, cản trở sự xâm nhập của một số chất có phân tử lớn, liên

quan đến tính kháng nguyên, tính gây bệnh, tính mẫn cảm với Thực khuẩn thể

(bacteriophage).

Cấu tạo gram âm : Vách tế bào Gram âm có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp.

Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài (outer membrane) là phức hợp lipidpolysaccharide gồm

lipoprotein và lipopolysaccharide.

Màng ngoài có cấu trúc gần giống tế bào chất nhưng phospholipid hầu như

chỉ gặp ở lớp trong, còn ở lớp ngoài là lipopolysaccharide dày khoảng 8-10 nm gồm

3 thành phần

+ Lipid A.

+ Polysaccharide lõi. + Kháng nguyên O.

Màng ngoài còn có thêm các protein:

+ Protein cơ chất: porin ở vi khuẩn còn gọi là protein lỗ xuyên màng với chức năng cho phép một số loại phân tử đi qua chúng như dipeptide,

disaccharide, các ion vô cơ…

và đưa qua màng ngoài như: nucleotide, vitamin B12,…

+ Lipoprotein: đóng vai trò liên kết lớp peptidoglycan bên trong với lớp

màng ngoài.

Hình 2.6.Cấu trúc tế bào Gram –

2.3.4.2 Màng sinh học

Màng sinh học là tập hợp của các vi sinh vật. Trong đó các tế bào dính lại

với nhau trên một bề mặt. Những tế bào này dính lại với nhau tạo ra một chất nền

extracellular polymeric substance (EPS) là một chất dính cao phân tử bao gồm

DNA, protein, polysaccharides, màng sinh học có thể hình thành trên bề mặt có thể

lan truyền trong tự nhiên,

Màng sinh học được hình thành bắt đầu bằng các tế bào tự do trên một bề

mặt nào đó, các tế bào bám vào nhau thông qua lực hút van der waals. Nếu những tế

bào này không tách rời ra chúng sẽ bám dính vĩnh viễn bằng kết dính tế bào hay cấu

trúc tiêm mao và phát triển thành một khối trên bề mặt gọi là màng sinh học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng các màng sinh học sẽ phân tán. Sự phân tán của các tế bào từ

các màng sinh học là một giai đoạn cần thiết của vòng đời màng sinh học. Cho phép

phát tán màng sinh học để lây lan và xâm chiếm các bề mặt mới

- Có 5 bước phát triển màng sinh học

Bước 2: Các tế bào kết dính kho thể tách ra được Bước 3: Giai đoạn trưởng thành thứ nhất

Bước 4: Giai đoạn trưởng thành thứ hai

Bước 5 : Sự phân tán

Hình 2.7 : Năm bước phát triển của màng sinh học

2.3.4.3 Tiên mao

Tiên mao (flagella) quyết định khả năng và phương thức di động của vi

khuẩn. Tiên mao là những sợi lông dài, dưới kính hiển vi quang học chỉ có thể thấy

rõ khi nhuộm theo phương pháp riêng. Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy rất rõ cấu trúc của từng sợi tiên mao.

Sợi tiên mao cấu tạo bởi loại protein có tên là flagellin, có trọng lượng

phân tử là 30 000-60 000 Da. Và có cấu tạo xoắn ,dài khoảng 20 nm.

Tiên mao có thể gốc (basal body), gồm 1 trụ nhỏ được gắn với 4 đĩa tròn (vi khuẩn G- ) có dạng vòng nhẫn (ring), ký hiệu là các vòng L,P,S và M. Vòng L nằm ngoài cùng, tương ứng với lớp liposaccarid của màng ngoài ; vòng P tương ứng với

lớp peptidoglycan, vòng S tương ứng với lớp không gian chu chất ; vòng M được

Hình 2.8: Cấu trúc tiên mao

2.3.5 Yếu tố độc lực[2].

Khả năng sinh độc tố của E. sakazakii ít được biết đến. Một thí nghiệm cho

thấy khả năng sinh các hợp chất giống enterotoxin thí nghiệm trên 18 chủng E. sakazakii nhưng chỉ 4 trong số đó có khả năng sinh độc tố trên. Độc tố enterotoxin

sau khi vào ruột nó có thể làm tăng tính thấm của biểu mô đường ruộtở trẻ sơ sinh, tồn tại trong ruột và gây ra viêm ruột dẫn đến hoại tử ruột hay có thể gây viêm màng não.

Khả năng gây độc của các chủng E. sakazakii (cronobacter spp ) một chi

mới của E. sakazakii đã được tìm hiểu dựa trên sự nhiễm trùng do nhiễm khuẩn là

di căn thông qua các bộ phận khác gây viêm màng não, viêm ruột hoại tử

Sự khác nhau về yếu tố độc lực của E. sakazakii (cronobacter spp ) , đã

được nêu ra tại cuộc họp giữa các chuyên gia của các tổ chức FAO vào năm 2006.

Từ đó các nghiên cứu được tiến hành . Tiêm tế bào não chứa E. sakazakii vào chuột

mới sinh ở các mao mạch của não trong của chuột đã được thực hiện. Công việc chỉ

ra rằng E. sakazakii (Cronobacter spp.) tồn tại và nhân rộng trong các đại thực bào và cho thấy sự tham gia và di căn tại tế bào nội mô của người

Thí nghiệm được tiến hành với từng chủng E. sakazakkii(cronobacter spp) cho thấy sự đa dạng của các đặc tính độc lực giữa các E. sakazakii phân lập, và (Cronobacter spp.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6 Cơ chế gây bệnh[3]

Cho đến nay cơ chế gây bệnh cụ thể của E. sakazakii chưa được xác định. Do đó có thể hiểu E. sakazakii như một tác nhân cơ hội gây nhiễm trùng. Nghiên cứu cho rằng E. sakazakii có một sự nhiễm bệnh giống nhau giữa độc tố của E.coli

và coliform. Có một khả năng là các độc tố được truyền qua các sinh vật trong ruột người thông qua thể plasmid.

2.2.6.1 Các nguồn nhiễm bệnh

 Người: lây nhiễm từ các mẫu của bệnh nhân như dịch não tủy, máu,

đờm, họng, mũi, phân, ruột, vết thương, tủy xương, mắt, tai, dạ dày, bệnh phẩm qua đường hậu môn

 Động vật: Ruồi và động vật gặm nhấm được xem như các nguồn gây

bênh mặc dù ở một tỷ lệ thấp (0,2%)

 Môi trường: từ nước, bụi, đất, vật liệu thực vật, bùn, máy hút bụi

 Thực phẩm : trong các loại sữa bột , rau củ quả, Pho mát, sản phẩm

sấy khô các loại thảo mộc, gia vị, hạt giống lúa, rau diếp, thịt bò băm nhỏ, xúc xích

thịt và rau quả, lên men tinh bột sắn, đậu xanh và mầm cỏ linh lăng, và thịt

 Các nguồn khác từ môi trường, các dụng cụ chế biến, các quy trình

đóng gói …

2.2.6.2 Triệu chứng

 Ủ bệnh : hầu như không có triệu chứng nhất định, các triệu trứng như ăn không ngon, khó chịu, vàng da, sốt cao, tiêu chảy, động kinh

 Gây bệnh: trường hợp trẻ sơ sinh, nhiễm trùng tiến triển đến viêm màng não (tình trạng viêm cấp tính của các màng của não và tủy sống), và phát triển

cuối của là não úng thủy (bất thường gia tăng số lượng dịch não tủy trong khoang

sọ) đặc trưng của bệnh nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương

 Liều lượng: theo các nghiên cứu thì khả năng gây bệnh khi bị nhiễm

khoảng 1000 tế bào sẽ gây ra nhiễm trùng, và trong sữa bột cho trẻ em có khoảng

 Độ tuổi gây bệnh: ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ Nhiễm khuẩn E. sakazakii. Nhưng nguy cơ cao nhất là ở các trẻ sơ sinh, trẻ sinh non có cân nặng nhỏ hơn 2,5kg

 Di chứng: Gây ra các bệnh nhiễm trùng, viêm màng não, để lại những

di chứng thần kinh, chậm phát triển,… hoặc có thể gây tử vong.

2.2.7 Các biện pháp phòng và xử lí bệnh

2.2.7.1 Các biện pháp phòng bệnh

Enterobacter sakazakii được tìm thấy chủ yếu trong sữa vì vậy phải đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng sữa, không nên đễ sữa quá lâu sau khi chế biến (không

quá 4 giờ), rửa tay sạch trước khi pha sữa.

Nước dùng đễ pha sữa phải là nước nước đun sôi thật kĩ trước khi cho giảm

nhiệt độ đến 72oC. Làm sạch bình hay ly sữa bằng nước sôi. Quậy thật đều hỗn hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bột và nước.

Thường xuyên tiêm phòng vaccine cho trẻ để tăng đề kháng.

Người mẹ nên được hướng dẫn và tìm hiểu thông tin đầy đủ về cách pha

chế và bảo quản các sản phẩm sữa bột cho trẻ.

2.2.7.2 Xử lí bệnh

Hầu hết các loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra thuốc đặc trị là các loại

thuốc kháng sinh. Riêng E. sakazakii có khả năng kháng một số loại kháng sinh. Vì vậy uống thuốc đúng liều và đúng cách là cách trị bệnh hiệu quả và bảo vệ sức

khỏe.

Một số loại kháng sinh có hiệu quả trong việc điều trị bệnh do E. sakazakii

như chloramphenicol, gentamicin-ampicilin hoặc ampicilin.

2.2.8Tình hình nhim E. sakazakii trong sữa bột

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC TÌM HIỂU QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ENTEROBACTER SAKAZAKII TRONG SỮA BỘT (Trang 26 - 32)