Thay đổi hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học ở trường thpt huyện yên lạc - tỉnh vĩnh phúc theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 38 - 133)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Thay đổi hình thức đào tạo

Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện:

Đào tạo từ xa: Hiện nay, có nhiều thuật ngữ để mô tả giáo dục - đào tạo từ xa nhƣ: Giáo dục mở, giáo dục từ xa, dạy từ xa, học từ xa đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa… theo nhiều học giả trên thế giới thì "Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian".

Công nghệ sử dụng cho giáo dục từ xa là rất đa dạng và phong phú. Trên cơ sở các phƣơng thức giáo dục từ xa, có thể hiểu một cách tổng quát về giáo dục từ xa nhƣ sau: "Là một phương thức giáo dục - đào tạo dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Giáo dục từ xa lấy tự học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, công nghệ thông tin và viễn thông; có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo".

Đào tạo trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và internet.

Trong loại hình học tập truyền thống (hay còn gọi là học tập mặt đối mặt) học sinh trực tiếp nhận thông tin từ giáo viên. Một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học là các giao tiếp hai chiều giữa Thầy - Trò, Trò - Trò với cách thức học sinh tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình… học sinh thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều đó.

Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là E-learning) là phƣơng thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lƣu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đƣờng truyền cáp quang, băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi,

WiMAX), mạng nội bộ (LAN),… Ƣu điểm của đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không tốn kém nhƣ xây dựng trƣờng học thật, không đòi hỏi giấy phép phức tạp. Nhƣợc điểm duy nhất của đào tạo trực tuyến là nếu ngƣời dùng (client) mà có đƣờng truyền chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn thì bị mất dữ liệu, dữ liệu bị sai lệch, thông tin sẽ không đến đƣợc hoặc mất mát dữ liệu là điều không thể tránh khỏi.

Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-learning, cách hiểu đơn giản là: E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc). Tuy có nhiều cách hiểu về E-learning khác nhau, nhƣng nói chung có những điểm chung sau:

- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

- E-learning bổ sung rất tốt cho phƣơng pháp học truyền thống do nó có tính tƣơng tác cao dựa trên công nghệ multimedia, tạo điều kiện cho ngƣời học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng ngƣời.

- E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-learning đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nƣớc trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời.

1.3.4. Thay đổi phương thức quản lý

Khi máy tính chƣa ra đời, công nghệ thông tin chƣa phát triển, công tác quản lý và điều hành ở các cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học đƣợc thực hiện bằng thủ công. Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã đƣợc thay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản lý bằng máy tính và các thiết bị công nghệ. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà trƣờng nói riêng.

Công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của các nhà trƣờng trên mọi lĩnh vực: Tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch, thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học,… và ra quyết định. Việc quản lý qua mạng sẽ mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý và điều hành nhà trƣờng nhờ những ƣu điểm sau:

- Cho phép giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý có thể làm việc ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần máy tính có kết nối Internet.

- Phụ huynh học sinh có thể biết đƣợc thông tin của nhà trƣờng và kết quả học tập của con em mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet hoặc qua tin nhắn điện thoại di động.

- Các cấp quản lý giáo dục có thể nắm đƣợc tình hình, số liệu thống kê của các nhà trƣờng học một cách nhanh chóng, kịp thời.

- Cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ, dễ đảm bảo an toàn.

- Khi triển khai hệ thống quản lý qua mạng, các trƣờng tiết kiệm kinh phí trong việc trang bị máy chủ, thiết bị mạng, nhân lực quản trị mạng, bản quyền phần mềm

- Tiết kiệm chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phần mềm.

Nhƣ vậy vai trò của hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT là hết sức quan trọng. Cụ thể là: Nó có thể giúp giáo viên giao tiếp với tất cả các đối tƣợng, có thể giảng dạy trên lớp, bất cứ chỗ nào và bất cứ ở đâu; Học sinh có thể đƣợc giáo viên giúp đỡ bằng cách trao đổi trực tiếp với giáo viên mà không ngại bị đánh giá; CNTT tạo cho giáo viên và học sinh say mê hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho học sinh thêm động cơ học tập; CNTT giúp giáo viên có thể liên kết nhiều ngành, kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một bài giảng; CNTT giúp cho học sinh có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên ngoài lớp học, thành phố, thậm chí là quốc gia để có thể thực hiện đƣợc việc học tập của mình.

1.4. Hiệu trƣởng với việc quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT dụng CNTT

1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong trường THPT

1.4.1.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong trường THPT

Đảm bảo chỉ đạo toàn diện vận hành guồng máy quản lý, phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của các bộ phận, huy động toàn lực lƣợng tham gia giáo dục. Trong quản lý trƣờng phổ thông, để thực hiện hiệu quả các chức năng cơ bản của quản lý (kế hoach hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) thì ngƣời Hiệu trƣởng phải thể hiện đƣợc các vai trò chủ yếu:

+ Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, đánh giá chất lƣợng giáo dục phổ thông.

+ Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sƣ phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ nhân lực giáo dục của nhà trƣờng để mọi hoạt động của trƣờng thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục.

+ Người chủ chốt trong việc tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trƣờng.

+ Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trƣờng trong một môi trƣờng lành mạnh; đồng thời tổ chức vận hành hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Educational Managenent Information System - EMIS) và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục của nhà trƣờng.

Nhƣng ngƣời hiệu trƣởng cũng không thể thiếu đƣợc các vai trò lãnh đạo:

+ Chỉ đường và hoạch định: Vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trƣờng (xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng);

+ Đề xướng sự thay đổi: Chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trƣờng theo đƣờng lối và chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nƣớc.

+ Thu hút, dẫn dắt: Tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực để tạo ra sự thay đổi, lập kế hoạch chiến lƣợc phát triển, phát triển đội ngũ,... nhằm phát triển toàn diện học sinh.

+ Thúc đẩy phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến kích, phát huy thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trƣờng.

Từ đó nhận thấy, ngoài vai trò là một nhà giáo, Hiệu trƣởng trong trƣờng phổ thông có vai trò kép: Nhà lãnh đạo và nhà quản lý !.

1.4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

Hiệu trƣởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng.

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của điều lệ trƣờng THPT.

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc.

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận

hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh.

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng.

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng.

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng.

- Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Chức năng quản lý và nội dung quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng

1.4.2.1. Chức năng quản lý hoạt động dạy học

Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động của chủ thể vào đối tƣợng nhằm đạt mục tiêu đã định, là những nhiệm vụ có tính năng nhất định, còn là sự thể hiện sự phân công lao động trong lĩnh vực quản lý.

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý cơ bản, chuyên biệt mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền với nội dung của hoạt động điều hành ở mọi cấp.

Theo quản điểm quản lý hiện đại, chức năng quản lý có 4 dạng cơ bản sau: Chức năng thiết lâp kế hoạch; Chức năng tổ chức thực hiện; Chức năng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp);

Chức năng kiểm tra - đánh giá (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê)

Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình xác định các mục tiêu, nội dung phát triển giáo dục và đề ra và quyết định các biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu, nội dung đó. Nội dung của chức năng lập kế hoạch bao gồm 4 hoạt động cơ bản là:

(1) Xác định mục tiêu, nôi dung phát triển giáo dục và phân tích rõ từng mục tiêu, nội dung đó;

(2) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể các mục tiêu, nội dung (đưa ra các phương pháp,phương tiên, nguồn lực, tiến độ thực hiên từng mục tiêu, nội dung...);

(3) Triển khai thực hiện kế hoạch;

(4) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Chức năng tổ chức thực hiện là quá trình bố trí, sắp xếp nguồn lực theo

những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Chức năng tổ chức thực hiện gồm những nội dung chủ yếu sau:

(1) Xác định cấu trúc tổ chức của chủ thể quản lý tương ứng với các đối tượng quản lý.

(2) Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự (giáo viên và nhân viên). (3) Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ của tổ chức. (4) Tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý.

Chức năng chỉ đạo - hướng dẫn là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Chức năng chỉ đạo là chức năng quản lý quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hóa các mục tiêu, do đó trong chỉ đạo giáo dục phải quán triệt phƣơng châm "duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển" trong các hoạt động của nhà trƣờng và cả hệ thống giáo dục, từ đó chức năng chỉ đạo trong giáo dục cần thực hiện tốt các nội dung sau:

(1)Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ. (2) Thường xuyên đôn đốc, động viên, khích lệ.

(3) Giám sát và sửa chữa.

(4) Thúc đẩy các hoạt động phát triển.

Chức năng kiểm tra - đánh giá là quá trình phân tích kết quả công việc, đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức. Chức năng kiểm tra - đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quá trình quản lý có vai trò trong việc hoàn thành các nhiệm vụ của đối tƣợng quản lý. Kiểm tra - đánh giá cần thực hiện các nội dung sau:

(1)Kiểm tra-đánh giá bao gồm cả việc xác định chuẩn mực trước khi tiến hành; thu thập thông tin; so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực;

(2) Phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý; (3) Điều chỉnh bao gồm tư vấn (uốn nắn - sửa chữa ) thúc đẩy (phát huy thành tích tốt) hoặc xử lý;

(4) Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng công nghệ thông tin mang lại để tăng cường sự ủng hộ, tin tưởng của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các cấp lãnh đạo.

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ những bước cơ bản của kiểm tra trong quản lý [32, tr 37]

Như vậy: Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đƣa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tƣợng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đƣa toàn bộ hệ thống đƣợc quản lý tới một trình độ cao mới

Ngoài 4 dạng chức năng cơ bản trên chức năng quản lý còn có hai vấn đề quan trọng đó là: Thông tin quản lý và Quyết định quản lý.

Thông tin quản lý là dữ liệu (tình hình) và về việc thực hiện các nhiệm vụ đã đƣợc xử lý giúp cho ngƣời quản lý hiểu đúng về đối tƣợng đang quan

Phát huy thành tích Xác lập chuẩn Đo lƣờng thành tích (T,T) So sánh TT có phù hợp với chuẩn ? Xử lý Uốn nắn lệch lạc Có thể không có

tâm để phục vụ cho việc đƣa ra các quyết định quản lý cần thiết trong quá trình quản lý.

Quyết định quản lý là sản phẩm của ngƣời quản lý trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học ở trường thpt huyện yên lạc - tỉnh vĩnh phúc theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin (Trang 38 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)