9. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài ngƣời.
Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản phẩm xã hội mà còn là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong xã hội hiện đại khi các quốc gia đua tranh về khoa học và công nghệ thì giáo dục có vai trò quyết định giúp các quốc gia thắng lợi trong cuộc tranh đua đó. Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu thể hiện trong chiến lƣợc và mọi chính sách của mỗi quốc gia.
Trong các nƣớc phát triển ngƣời ta vận dụng lý luận quản lý giáo dục bắt nguồn từ lý luận quản lý xã hội. Trong cuốn sách nổi tiếng "Con ngƣời trong quản lý xã hội" A.Gafanaxép chia xã hội thành 3 lĩnh vực: "Chính trị - Xã hội", "Văn hoá - Tư tưởng" và "Kinh tế" và từ đó có 3 loại quản lý: "Quản lý chính trị - xã hội", "Quản lý văn hoá - tư tưởng" và "Quản lý kinh tế". Quản lý giáo dục nằm trong quản lý văn hoá - tƣ tƣởng [1, tr 97].
Tác giả Nguyễn Trọng Hậu - Hà Thế Truyền cho rằng " Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của
chủ thể quản lý(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến" [32, tr 3].
Công tác quản lý trƣờng học bao gồm quản lý các quan hệ giữa trƣờng học và xã hội và quản lý chính nhà trƣờng.
Quản lý giáo dục chính là một quá trình tác động có định hƣớng của nhà quản lý giáo dục (chủ thể) trong việc vận hành những nguyên lý, phƣơng pháp... chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt những mục tiêu giáo dục đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trƣờng, làm cho nhà trƣờng tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy học - giáo dục theo mục tiêu đào tạo.
Chủ thể quản lý là trung tâm thực hiện các tác động có mục đích của giáo dục, trung tâm ra quyết định điều hành và kiểm tra các hoạt động của hệ thống giáo dục theo mục tiêu đề ra.
Đối tƣợng quản lý giáo dục bao gồm nguồn nhân lực của giáo dục, cơ sở vật chất kĩ thuật của giáo dục và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục, đó chính là những đối tƣợng chịu sự tác động của cán bộ quản lý (chủ thể) để thực hiện và biến đổi phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã đề ra.
Nhà trƣờng là đối tƣợng cuối cùng và cơ bản của quản lý giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tƣợng quản lý quan trọng nhất, nhƣng đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp thực hiện mục tiêu của quá trình quản lý giáo dục.
Có thể nói rằng: Quản lý giáo dục chính là một quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục (chủ thể) trong việc vận hành những nguyên lý, phƣơng pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt đƣợc những mục tiêu giáo dục đề ra. Thực chất đó là những tác
động khoa học (KH) đến nhà trƣờng, làm cho nhà trƣờng tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy học - giáo dục theo mục tiêu đào tạo. Chủ thể của quản lý giáo dục là trung tâm thực hiện các tác động có mục đích của giáo dục, ra quyết định, điều hành và kiểm tra các hoạt động của hệ thống giáo dục theo mục tiêu đề ra. Đối tƣợng của quản lý giáo dục bao gồm nguồn nhân lực của giáo dục, cơ sở vật chất - kỹ thuật (CSVC - KT) của giáo dục và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục. Đó chính là những đối tƣợng chịu sự tác động của cán bộ quản lý (chủ thể) để thực hiện và biến đối phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã đề ra.
Tóm lại, "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến".
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trong cuốn "Cơ sở ý luận của khoa học quản lý giáo dục" thì M.I.Kôndakov viết: "Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh thì chúng ta không hiểu quản lý nhà trƣờng (công việc nhà trƣờng) là hệ thống xã hội - sƣ phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hƣớng chủ thể quản lý trên cơ sở các mặt của đời sống nhà trƣờng để bảo đảm sự vận hành tối ƣu xã hội - kinh tế và tổ chức sƣ phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên". [26, tr 94]
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: "Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, v.v...) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, v.v...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục." [ 20, tr 39]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh". [15, tr 30]
Theo tác giả Mạc Văn Trang "Quản lý nhà trường là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra đánh giá và tạo những điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra một cách hiệu quả, đạt được những mục tiêu đã xác định". [41, tr 47]
Bản chất của quản lý nhà trƣờng là quản lý hoạt động dạy và học, làm sao đƣa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tới mục tiêu giáo dục.
Đối tượng của quản lý nhà trường là: Việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học; hoạt động dạy của giáo viện (biên soạn giáo trình, giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, lên lớp, giúp đỡ kiểm tra học sinh học tập); hoạt động học tập của học sinh (nề nếp, thái độ học tập, kết quả học tập); việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học. Nếu tất cả những đối tƣợng trên đƣợc quan tâm, chú ý và thực hiện tốt thì công tác quản lý nhà trƣờng sẽ thu đƣợc kết quả mong muốn.
Mục đích của quản lý nhà trường là: "Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh"; Mục đích của quản lý nhà trƣờng là nhằm làm cho quá trình giáo dục và đào tạo vận hành một cách tối ƣu tới mục tiêu dự kiến. [19, tr 26].
Như vậy, "Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học có tính định hướng, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng. Người quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố (mục
đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, thầy giáo, học sinh, cơ sở vật chất- trang thiết bị dạy học, môi trường giáo dục,...) vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn".
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học
Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh: "Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến". [49].
Nội dung quản lý hoạt động dạy học:
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh.
- Tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu các tổ chức, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo: Việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình dạy học, hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên, xây dựng nề nếp dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học.
- Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học.
Như vậy,"Quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (đƣợc tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lƣợng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng".
1.2.5. Quá trình dạy học và phương pháp dạy học
1.2.5.1. Quá trình dạy học
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về quá trình dạy học:
Theo thuyết hệ thống: Quá trình dạy học với tƣ cách nhƣ là một hệ thống, gồm nhiều thành tố, trong đó giáo viên và hoạt động dạy, học sinh và hoạt động
học là những thành tố cơ bản nhất. Không có hai thành tố đó, đặc biệt là không có học sinh và hoạt động học thì không có quá trình dạy học. Trong mối quan hệ Dạy - Học trong quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò chủ đạo với tƣ cách là chủ thể tác động sƣ phạm, học sinh không chỉ là đối tƣợng chịu sự tác động sƣ phạm đó mà còn là chủ thể nhận thức, chủ thể hoạt động học tập. Chỉ khi nào thực sự là chủ thể của nhận thức thì học sinh mới tiếp thu một cách có ý thức và có hiệu quả sự tác động sƣ phạm.Vai trò chủ thể nhận thức đòi hỏi học sinh phải tự giác, tích cực, độc lập trong hoạt động học tập của mình.
Theo quan điểm của điều khiển học: Quá trình dạy học là một hệ điều chỉnh. Trong hệ đó giáo viên là một hệ điều chỉnh, học sinh là bộ phận bị điều chỉnh nhƣng đồng thời tự điều chỉnh. Sự điều chỉnh và sự tự điều chỉnh dựa trên nguyên lý nền tảng của điều khiển học, đó là liên hệ ngƣợc, là sự nhận thông tin về mức độ phù hợp của hành động thực hiện so với hành động quy định, Có hai loại liên hệ ngƣợc: Liên hệ ngoài từ học sinh đến giáo viên chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của giáo viên, và liên hệ trong của bản thân học sinh chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của học sinh. Các mối liên hệ ngƣợc trong đƣợc tạo ra không chỉ thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập do giáo viên tiến hành mà còn thông qua sự tự kiểm tra, tự đánh giá của chính bản thân học sinh. Sự điều chỉnh, sự chỉ đạo của giáo viên phải làm cho sự tự kiểm tra, tự đánh giá đó hình thành và ngày càng phát triển ở học sinh để họ tự điều chỉnh và học tập một cách tự giác, tích cực và độc lập, tức là làm cho học sinh trở thành một hệ kín điều chỉnh với tính chất là một hệ thứ cấp trong hệ dạy học, ở đó học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình dạy học.
Theo thuyết thông tin: Quá trình dạy học gồm hai bộ phận là bộ xử lý và truyền thông tin (giáo viên) và bộ phận thu nhận, xử lý, lƣu trữ và vận dụng thông tin (học sinh). Trong quá trình đó vấn đề rất cơ bản là làm sao khử đƣợc các thông tin, tin hiệu nhiễu khác nhau để đảm bảo việc truyền và nhận thông tin đƣợc thông suốt, đạt hiệu suất và hiệu quả cao.
Như vậy, "Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học".
1.2.5.2. Phương pháp dạy học
Trong dạy học, ngƣời giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học.
Luật giáo dục 2005 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, kả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" (Điều 28.2).
Trong cuốn Bách khoa toàn thƣ của Liên Xô năm 1965 nêu rõ: "Phƣơng pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức" [45, tr 47].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Phƣơng pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò dƣới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học..." [45, tr 47].
Như vậy, "Phương pháp dạy học là cách thức giữa người dạy và người học nhằm giúp người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, hình thành giá trị, động thời thực hiện nhiệm vụ dạy học đã đề ra. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có ứng dụng CNTT không nằm ngoài mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học nói riêng và giáo dục nói chung".
1.2.6. Phương tiện kỹ thuật dạy học
Để việc dạy học đạt hiệu quả cao, trong quá trình dạy học ngƣời giáo viên và học sinh phải sử dụng các phƣơng tiện dạy học mà thông thƣờng mọi ngƣời
vẫn gọi là thiết bị dạy học. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học cũng bao gồm việc đổi mới các thiết bị - phƣơng tiện dạy học, đổi mới tƣ duy, đổi mới cách nghĩ, cách dạy, cách quản lý việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học sao cho hoạt động này trở thành thói quen thƣờng xuyên trong từng tiết lên lớp của giáo viên.
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: Phƣơng tiện dạy học theo nghĩa rộng là toàn bộ các yếu tố sử dụng vào trong quá trình dạy học nhằm tác động sự chuyển biến nội dung đạt đƣợc mục tiêu dạy học (các vật liệu, công cụ dạy học, máy móc, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của giáo viên và học sinh cũng nhƣ kể cả chế độ học tập. [45, tr 36]
Phƣơng tiện dạy học theo nghĩa hẹp là những đối tượng mang nội dung dạy học được sử dụng trực tiếp vào quá trình dạy học (phƣơng tiện máy móc, ký hiệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) để chuyển biến nội dung hƣớng đến mục tiêu dạy học. [45, tr 37]
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học