0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 48 -133 )

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng

- Kiểm tra công tác bồi dƣỡng CNTT của tổ nhóm.

- Có chế độ ƣu tiên, ƣu đãi, có hình thức khen thƣởng, động viên khích lệ hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT ứng dụng CNTT

1.5.1. Chính sách và chủ trương về dạy học theo hướng ứng dụng CNTT

Nghị quyết 36 của bộ chính trị đã khẳng định" Trong giai đoạn đến 2015 Nhà nước cần ưu tiên tập trung ứng dụng CNTT để hiện đại hóa một số ngành, một số lĩnh vực. Trong đó giáo dục đào tạo, ứng dụng CNTT để đổi mới phương thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cá nhân, nâng cao bình đẳng cơ hội trong giáo dục đào tạo".

Theo nghị quyết số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của thủ tƣớng chính phủ ghi rõ: "Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường trung học phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy học và theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT ".

Như vậy, đó là những điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT ở các trƣờng THPT hiện nay.

1.5.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng.

Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: "Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là khâu then chất của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".

Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng và Nhà nƣớc về chất lƣợng và hiệu quả của mọi hoạt động của trƣờng mình. Sự dạy học theo hƣớng

ứng dụng CNTT có đạt hiệu quả nhƣ mong muốn hay không, trƣớc hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của HT.

Hiệu trƣởng phải là ngƣời am hiểu về CNTT và ứng dụng CNTT trong ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hƣớng dẫn ngƣời dƣới quyền thực hiện.

Hiệu trƣởng phải là ngƣời có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học thực tiễn của trƣờng mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.

Uy tín của hiệu trƣởng trong tập thể hội đồng sƣ phạm có tác dụng nhƣ chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học của nhà trƣờng.

Như vậy, ta thấy trình độ năng lực, phẩm chất của ngƣời hiệu trƣởng có ảnh hƣởng rất lớn đến tính hiệu quả của hoạt động dạy học cúng nhƣ hoạt động giáo dục.

1.5.3. Nhận thức, trình độ kỹ năng CNTT của giáo viên

Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong dạy học (International Society for Technology in Education - ISTE) đƣa ra kỹ năng CNTT của giáo viên bao gồm các kỹ năng sau: khả năng cài đặt và vận hành máy vi tính, khả năng lập kế hoach và thiết kế bài giảng có sự hỗ chợ của CNTT một cách hiệu quả, khả năng sử dụng CNTT để triển khai nhiều hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả, có hiểu biết về vấn đề xã hội, đạo đức, pháp luật có liên quan đến CNTT.

Theo Trần Văn Nhung: "Nếu ngƣời sử dụng đƣợc đào tạo tƣơng đối bài bản và cẩn thận thì việc sử dụng máy tính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng ta không thể đòi hỏi ngay kỹ năng này đƣợc, vì thời gian đầu tiếp xúc với máy tính, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên hãy chờ đợi ở sự học hỏi vƣơn lên của họ".[11]

Theo tác giả Phạm Quang Trình (Táp chí giáo dục số 92- tháng 5/2013) có viết: CNTT đang ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Nhờ

đó, giáo viên có thể đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện các quan điểm dạy học hiện đại. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong dạy học phổ thông đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhiều, song hiệu quả của nó vẫn còn khá khiêm tốn. Vấn đề đặt ra là làm sao để giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi ứng dụng CNTT trong dạy học và nâng cao hiệu quả ứng dụng. Một trong các con đƣờng giải quyết vấn đề này là bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT cho giáo viên. Từ thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng phổ thông, tác giả đề xuất biện pháp bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT cho giáo viên phổ thông nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học.

Nhƣ vậy, nếu giáo viên chƣa có nhận thức đúng và có trình độ về CNTT thì hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT không thể thực hiện tốt đƣợc. Để thực hiện tốt đƣợc việc dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT thì một điều kiện cần là ngƣời giáo viên phải có một trình độ tin học nhất định và những kỹ năng CNTT cần thiết. Nếu giáo viên có trình độ tin học thấp, kỹ năng CNTT yếu thì hiệu quả của hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT sẽ thấp, không đạt đƣợc mục tiêu mà nhà quản lý mong đợi. Việc xác định đƣợc trình độ, năng lực CNTT của giáo viên sẽ giúp cho ngƣời CBQL thấy đƣợc thực trang của đội ngũ từ đó có biện pháp bồi dƣỡng hợp lý.

1.5.4. Phẩm chất - năng lực của học sinh

Phẩm chất và năng lực của học sinh có ảnh hƣởng quan trong đến quản lý việc dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT. Việc xác định phẩm chất và năng lực học sinh là một việc phức tạp vì nó phụ thuộc và nhiều yếu tố nhƣ: con ngƣời học sinh, môi trƣờng xã hội, thành phần dân cƣ, bản sắc văn hóa địa phƣơng,... Nếu không nắm chắc các yếu tố này thì kế hoạch dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT của Hiệu trƣởng sẽ không sát thực và không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Điều này đòi hỏi phải tiến hành điều tra, khảo sát khá cẩn thận, nắm vững đối tƣợng các lớp từ đầu cấp học, đầu năm học trƣớc khi xây dựng kế hoạch dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng.

1.5.5. Điều kiện thực tiễn của nhà trường - gia đình - xã hội

Hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT gắn liền với yêu cầu về thiết bị dạy học, về thƣ viện, về phƣơng tiện kỹ thuật... Vì vậy hiệu trƣởng phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lƣợng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bƣớc chuẩn hóa, hiện đại hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT .

Học sinh không thể hƣởng lợi ích từ việc dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT của các Thầy, các Cô nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, hỗ trợ con em mình kịp thời. Mặt khác cộng đồng xã hội gần gũi với học sinh có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc trở thành rào cản HS tiếp cận với phƣơng pháp học tập mới từ việc ứng dụng CNTT vào dạy học của các thầy cô giáo. Vì vậy việc tăng cƣờng vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hƣớng dẫn học sinh ứng dụng CNTT vào việc tự học là hết sức cần thiết.

Nhƣ vây, điều kiện thực tiễn của Nhà trƣờng - Gia đình - Xã hội là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT. Vì vậy để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT thì nhà quản lý cần quan tâm và có phƣơng thức quản lý phù hợp.

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo hướng ứng dụng CNTT CHỦ THỂ QUẢN LÝ (HIỆU TRƢỞNG) QL DẠY HỌC THEO HƢỚNG ỨNG DỤNG CNTT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƢỚNG ỨNG DỤNG CNTT YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QL DẠY HỌC THEO HƢỚNG ỨNG DỤNG CNTT Cụ thể hóa MT Chỉ đạo cấp trên Bồi dƣỡng CNTT Trình độ năng lực của hiệu trƣởng Chỉ đạo đổi mơi PPDH Trình độ năng lực của GV- HS Chỉ đạo các tổ chức Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học KT- ĐG ĐK KT- CT-XH KẾT QUẢ ĐẦU RA (CHẤT LƢỢNG GD)

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu trên cho ta thấy, quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng trong các hoạt động của con ngƣời. Quản lý một tổ chức với tƣ cách là một hệ thống xã hội vừa là khoa học vừa là nghệ thuật tác động vào hệ thống những phƣơng pháp thích hợp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.

Quản lý hoạt động dạy học là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đƣờng lối, nguyên lý giáo dục đã đề ra. Nhà trƣờng là đối tƣợng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý hoạt động dạy học. Vì vậy nội dung cơ bản nhất của quản lý nhà trƣờng là quản lý hoạt động dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên và học sinh cũng nhƣ tăng tính hiệu quả của hoạt động dạy học. Khi triển khai hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT thì giáo viên cần có các thiết bị tin học cần thiết và phải biết ứng dụng CNTT để hỗ trợ thêm cho hoạt động dạy học của mình làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. Trong đó ngƣời dạy hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển; ngƣời học chủ động tự giác tích cực hoạt động theo mục tiêu bài dạy đề ra.

Quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng ứng dụng CNTT là một trong những lời giải của bài toán nâng cao chất lƣợng GD&ĐT hiện nay và yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và đặc biệt là chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THPT nói riêng.

Những cơ sở lý luận đƣợc trình bày ở chƣơng 1 sẽ định hƣớng cho phần khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT huyện Yên Lạc- tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin ở chƣơng 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THPT HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƢỚNG

ỨNG DỤNG CNTT

2.1. Khái quát về tình hình địa phƣơng và nhà trƣờng

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc

Yên Lạc là huyện nằm chính giữa rìa phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc, bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Yên Lạc cũng là một huyện nằm trong châu thổ sông Hồng có di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng, là một vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử văn hoá đƣợc sếp hạng, trong đó có đền Bắc Cung thờ Đức Thánh Tản Viên đƣợc nhân dân trong vùng và ngoài tỉnh ngƣỡng mộ, có danh nhân Phạm Công Bình vị trạng nguyên đầu tiên của Vĩnh Phúc, làm quan đến chức Tể tƣớng (Triều Lý).

Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính (16 xã + 1 thị trấn), diện tích tự nhiên 104,2 km2 dân số trên 143 nghìn ngƣời, dân cƣ tập trung, mật độ dân số 1360 ngƣời/km2

. Trƣớc đây Yên Lạc là huyện thuần nông, trên 90% dân số làm nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ chƣa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực giao thông vận tải, điều kiện đi lại khó khăn, nguồn vốn ngân sách thấp.

Thực hiện đƣờng lối do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, những năm gần đây kinh tế Yên Lạc đã phát triển khá toàn diện. Công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại du lịch, tài chính ngân hàng có bƣớc phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Giao thông, công nghiệp, xây dựng và môi trƣờng, các tuyến đƣờng trên địa bàn huyện đến nay đã cơ bản nhựa hoá, bê tông hoá, gạch hoá tổng giá trị xây dựng giao thông trên 100 tỷ đồng, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Huyện Yên Lạc đã vinh dự đƣợc Thủ tƣớng Chính

phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào xây dựng giao thông toàn quốc. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bƣớc phát triển mới, các doanh nghiệp, công ty TNHH đƣợc thành lập ngày càng nhiều, bƣớc đầu làm ăn có hiệu quả, các dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đang đƣợc triển khai, các khu công nghiệp đƣợc hình thành giải quyết đƣợc một số lƣợng lớn lao động có việc làm. Bƣu chính viễn thông phát triển nhanh. Công tác phát hành báo chí đƣợc quan tâm chỉ đạo năm sau cao hơn năm trƣớc, nhịp độ tăng hàng năm là 27,85%. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội không ngừng phát triển. Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện và vững chắc và luôn đứng tốp đầu của tỉnh Vĩnh Phúc. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Lạc xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ tám BCH TW khóa XI về " Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Văn hoá thông tin - thể thao làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị đã phối hợp với các địa phương duy trì các hoạt động văn hoá xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống".

Những kết quả về kinh tế - xã hội: Nhân dân huyện Yên Lạc đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ghi nhận bằng những phần thƣởng cao quý đó là:

Nhà nƣớc tặng danh hiệu anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân cho huyện và 6 xã. Huân chƣơng lao động hạng ba cho cán bộ nhân dân huyện Yên Lạc và 8 đơn vị. Chính phủ tặng 4 cờ thi đua, cờ luân lƣu và hàng trăm bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ƣơng và của UBND tỉnh.

Mục tiêu trong thời gian tới: Phát triển kinh tế - xã hội Yên Lạc trên cơ sở lựa chọn ngành mũi nhọn để ƣu tiên phát triển, tập trung nguồn lực để đầu tƣ nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng là rất cần thiết.

2.1.2. Khái quát giáo dục THPT huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện và vững chắc và luôn đứng tốp đầu của tỉnh Vĩnh Phúc. Cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đã có 81,3% số các trƣờng đạt chuẩn quốc gia ở giai đoạn 1: 100% số các xã có trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên đủ về số lƣợng, tƣơng đối đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng đại trà, chất lƣợng học sinh giỏi ở tốp đầu của tỉnh, trƣờng THPT Yên Lạc tiếp tục đứng trong tốp 200 trƣờng có điểm thi vào đại học cao nhất toàn quốc. Ngành giáo dục huyện Yên Lạc nhiều năm liền đƣợc công nhận là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện nhiệm vụ đổi mới để nâng cao chất lƣợng giáo dục, những năm vừa qua các nhà trƣờng đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cƣơng - Tình thƣơng - Trách nhiệm" và phong trào thi đua "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực", chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của các nhà trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc đổi mới theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sát thực tiễn. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và học sinh đỗ vào các trƣờng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 48 -133 )

×