7. SỮA CHUA
7.3.7. Các sản phẩm sữa chua tiêu biểu có mặt trên thị trường Việt Nam
7.3.7.1. Sữa chua Probi:
Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần phải có sự cân bằng hoàn hảo giữa những vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Trên thực tế, môi trường ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng và căng thẳng trong cuộc sống luôn đe dọa đến sự cân bằng này, tác động trực tiếp khiến vi khuẩn có hại phát triển vượt trội so với vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch. Do đó để tăng cường hệ miễn dịch, cần phải bổ sung vi khuẩn có lợi cho
đường ruột.
Sữa chua Vinamilk Probi mới được bổ sung Probiotic giúp tăng cường khả năng miễn dịch, để cơ thể luôn khỏe mạnh, không mắc phải những bệnh vặt thông thường và luôn tràn đầy sức sống.
Men sống Probiotic trong sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp hàng tỉ những lợi khuẩn cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
7.3.7.2. Sữa chua ăn Vinamilk có đường:
Với hương vị thơm béo từ sữa nguyên chất, sữa chua ăn Vinamilk có đường cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào khi mệt mỏi hay căng thẳng.
7.3.7.3. Sữa chua ăn Vinamilk nha đam:
Sữa chua Vinamilk nha đam không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng đối với làn da vì giàu vitamin A và E giúp da mịn màng, đồng thời chứa selenium giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa
7.3.7.4.Sữa chua ăn Vinamilk dâu:
Hương vị thơm ngon của dâu tươi và mứt dâu trong sữa chua ăn Vinamilk dâu sẽ đem đến cho bạn cảm giác ngon miệng và một làn da tươi tắn mịn màng.
7.3.7.5. Sữa chua ăn Vinamilk trái cây:
Sữa chua ăn Vinamilk trái cây có chứa mứt trái cây tổng hợp tạo cảm giác tươi mát, sảng khoái như đang hòa mình vào thiên nhiên.
7.3.7.6. Sữa chua uống Vinamilk vị
trà xanh:
7.3.7.7. Sữa chua uống Vinamilk vị dâu:
7.3.7.8. Sữa chua uống SUSU cam:
Sữa chua uống SUSU được làm từ sữa bò thơm ngon và giàu dưỡng chất tự nhiên, nay được bổ sung Prebiotic là chất tạo nên môi trường tốt để các vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển mạnh mẽ giúp điều hòa tiêu hóa, tăng cường kháng thể. Ngoài ra, Prebiotic còn giúp cơ thể hấp thu hiệu quả các dưỡng chất cần thiết để bé luôn khỏe khoắn và năng động mỗi ngày.
7.4. Sữa chua Kefir:
7.4.1. Giới thiệu đôi nét về sản phẩm sữa chua Kefir:
Sữa chua Kefir được xem là sản phẩm sữa lên men có từ lâu đời nhất. Sản phẩm này bắt nguồn từ vùng núi Kapca. Theo Oberman. H và Libudzisz. Z (1998), đầu tiên người ta lên men sữa kefir trong các túi làm bằng da thú hoặc bồn bằng gỗ sồi. Đến cuối thế kỉ 19, kefir trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân các nước vùng Đông Âu và các nước vùng Scandinavia. Từ đầu thế kỉ 20, kefir đã được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Sữa chua Kefir được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Nga là nước có mức tiêu thụ sữa Kefir bình quân đầu người cao nhất (5 lít/người/năm).
Sữa chua Kefir có trạng thái đồng nhất, độ đặc vừa phải, có vị chua (pH = 4,3 – 4,4) và có mùi thơm tự nhiên của men Kefir. Sữa chua Kefir có tính chất giải khát rất tốt, làm tăng dịch vị. Ngoài ra sữa chua Kefir còn được sử dụng như một thực phẩm ăn kiêng và còn dùng để điều trị bệnh.
7.4.2. Nguyên liệu sản xuất sữa chua Kefir:
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất sữa chua Kefir là sữa. Có thể sử dụng sữa dê, sữa bò hoặc sữa cừu để làm nguyên liệu. Yêu cầu chung là sữa không được chứa các chất kháng sinh và đạt các mức chỉ tiêu về vi sinh vật.
Để sản xuất sữa chua Kefir, ngoài vi khuẩn lactic thì còn phải có nấm Kefir. Nấm Kefir có màu vàng nhạt, kích thước đường kính trung bình 15 – 20mm, không có hình dạng nhất định, nhìn bề ngoài trông giống như hoa súplơ thái nhỏ. Khi cho vào trong sữa, nấm Kefir sẽ thấm nước và trở nên có màu trắng đục.
Hiện nay đơn giản và tiện lợi hơn cho quá trình sản xuất, người ta thường sử dụng chế phẩm lên men sữa chua Kefir dưới dạng bột bao gồm nấm Kefir và vi khuẩn
lactic. Chúng sẽ phát triển
cộng sinh trên môi
trường sữa. Do đó, sản
phẩm sữa chua Kefir sẽ
có vị chua đặc trưng và
thoảng nhẹ mùi nấm men.
7.4.3. Qui trình công
nghệ sản xuất sữa chua
Kefir: - 152 - Sữa tươi Đồng hóa Làm nguội Thanh trùng
Lên men Men Kefir
Rót hộp Làm lạnh 2 Ủ chín Làm lạnh 1 Sữa chua Kefir
7.4.4. Bảo quản sản phẩm sữa chua Kefir:
Sản phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ nhỏ hơn 6oC. Trong quá trình bảo quản, hệ vi sinh vật trong Kefir vẫn tiếp tục trao đổi chất với môi trường làm biến đổi dần các chỉ tiêu hóa lý như độ chua, hàm lượng ethanol,… và các chỉ tiêu cảm quan như mùi, vị, … của sản phẩm.
Thời gian bảo quản sữa chua kefir tối đa là khoảng 1 – 2 tuần ở nhiệt độ 4 – 6oC.
7.4.5. Các sản phẩm sữa chua Kefirtiêu biểu có mặt trên thị trường Việt Nam:
Sữa chua kefir Vinamilk được làm từ loại men đặc biệt kefir giúp: • Giảm Cholesterol, giảm stress.
• Kích thích hệ thống miễn dịch, ức chế vi khuẩn có hại. - 153 -
• Rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
8. KEM:
8.1. Giới thiệuđôi nét về sản phẩm kem:
Kem là sản phẩm đã có mặt lâu đời tại Trung Quốc. Theo Campell (1980) thì mãi đến đến năm 1951 thì nhà máy sản xuất kem đầu tiên trên thế giới được ra đời và người ta bắt đầu xem kem là một sản phẩm thương mại. Ngày nay kem đã trở thành sản phẩm quen thuộc với mọi người tiêu dùng và được yêu thích ở các lứa tuổi khác nhau.
Có rất nhiều loại kem khác nhau trên thị trường. Chúng khác nhau về thành phần dinh dưỡng, màu sắc, hương vị, hình dáng,… Người ta căn cứ vào nguyên liệu chính để phân loại thành các nhóm là:
• Kem được làm từ sữa
• Kem được làm từ sữa và dầu thực vật. - 154 -
• Kem được làm từ nước quả có bổ sung sữa. • Kem được làm từ nước, đường, mứt quả,…
Trên thị trường thế giới hiện nay, kem được làm từ sữa và từ sữa có bổ sung dầu thực vật chiếm tới 80 – 90% tổng sản lượng kem.
8.2. Các nguyên liệu chính được dùng để sản xuất kem:
Các nguyên liệu chính được dùng để sản xuất kem được trình bày như sau: Thành phần Nguyên liệu Tỷ lệ theo chất khô
(%)
Tác dụng chủ yếu Chất béo Cream, dầu bơ, bơ.
Dầu thực vật
2 – 15 Tăng giá trị dinh dưỡng
Chất khô không mỡ
Sữa bột gầy Butter milk bột
10 – 11,5 Tăng giá trị dinh dưỡng.
Cải thiện cấu trúc kem.
Đường Glucose, fructose, lactose.
Sorbitol.
10 – 18 Tăng hàm lượng chất khô.
Tạo vị ngọt. Chất tạo nhũ Ester glycerin.
Ester sorbitol. Monoglyceride. Lòng đỏ trứng.
0,3 – 0,5 Tạo nhũ.
Tăng độ bền cho nhũ.
Chất ổn định Gelatin, casein, alginate, agar, caraghenan.
0,2 – 0,4 Liên kết với các phân tử nước, tạo cấu trúc tốt. Hương Các loại hương tự
nhiên và tổng hợp vani, cacao, chocolate.
Tạo hương thơm, tăng giá trị cảm quan.
Màu Chất màu tự nhiên Tạo màu sắc, tăng - 155 -
hoặc tổng hợp. qía trị cảm quan.
Các loại nguyên liệu ở dạng bột như sữa bột, đường, chất ổn định được đóng trong các bao. Các nguyên liệu lỏng như sữa tươi, cream, sữa cô đặc có đường được chứa trong bồn. Tất cả các nguyên liệu chính, phụ đều phải đảm bảo chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
8.3. Qui trình công nghệ sản xuất kem:
- 156 - Làm lạnh sâu
Kem
Hương màu Nguyên liệu
Rót – Dập que Đông kem – Thổi khí
Ageing (ủ chín) Thanh trùng
Đồng hóa Trộn – Hòa tan
8.4. Bảo quản sản phẩm kem:
Tùy theo loại kem mà nhiệt độ và thời gian bảo quản sẽ khác nhau. Tại cơ sở sản xuất nhiệt độ bảo quản kem tốt nhất là – 30oC. Trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến nơi bán hàng thì nên bảo quản kem ở nhiệt độ – 25oC . Riêng người tiêu dùng được khuyến cáo trữ kem trong tủ đông có nhiệt độ nhỏ hơn – 18oC.
Nếu bảo quản kem đúng theo quy định thì thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 6 – 9 tháng.
8.5. Các sản phẩm sữa thanh trùng tiêu biểu có mặt trên thị trường Việt Nam:8.5.1. Các sản phẩm kem của công ty Vinamilk: 8.5.1. Các sản phẩm kem của công ty Vinamilk:
8.5.1.1. Các sản phẩm kem cây:
Hình: Kem cây Sữa Chocolate đậu phộng
Hình: Kem cây Sữa hương vani
8.5.1.2. Các sản phẩm kem hộp:
Kem hộp Vinamilk có nhiều hương vị trái cây tự nhiên như dâu, sầu riêng, dừa, khoai môn, đậu xanh ... được đóng trong bao bì hộp 1 lít hoặc 450ml tiện lợi cho người sử dụng. Bạn có thể ăn ngay với bánh côn kem hoặc cho thêm mứt, đậu phộng hoặc sirô để có một ly kem ngon tuyệt theo đúng sở thích của mình.
9. PHOMAT:
9.1. Giới thiệu đồi nét về sản phẩm phomat:
Phomat là một sản phẩm rất giàu dinh dưỡng được chế biến từ sữa. Hiện nay trên thế giới co hàng trăm loại phomat khác nhau về cấu trúc, mùi vị, màu sắc, hàm lượng chất béo, các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Quy trình sản xuất phomat cũng rất đa dạng, người ta có thể sử dụng các nguyên liệu sữa và giống vi sinh vật khác nhau để sản xuất phomat
Theo định nghỉa của FAO/WHO, phomat là protein của sữa được đông tụ sau đó tách bớt whey ở dạng tươi hoặc đã qua ủ chín.
Phomat được tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu. Ở Pháp, trung bình hằng năm, mỗi người sử dụng 26 – 28kg phomat các loại. Còn tại Việt Nam, sản phẩm phomat đã được nhập khẩu từ vài chục năm trước đây. Đến nay, một số công ty chế biến sữa trong nước đã bắt đầu sản xuất được vài loại phomat đơn giản.
Hình: Phomat Cheddar Hình: Phomat cứng Parmesan
9.2. Giá trị dinh dưỡng của phomat:
Phomat có chứa một lượng protein và chất béo tương đối cao nên độ sinh năng lượng tương đương với thịt heo. Các protein, chất béo trong phomat đều ở dạng mà khi vào cơ thê sẽ dễ dàng hấp thu, có đầu đủ amino aicd không thay thế, các vitamin và các loại muối khoáng.
9.3. Nguyên liệu sản xuất phomat:
Để sản xuất phomat, người ta sử dụng nhiều nguyên liệu như sữa tươi, rennin, vi khuẩn lactic, phụ gia,…
9.3.1. Sữa tươi:
Phomat có thể được sản xuất từ sữa bò, sữa dê, sữa cừu dưới dạng sữa tươi, sữa đã tách một phầm chất béo hoặc sữa gầy.
Sữa tươi là nguyên liệu chính trong sản xuất phomat. Sữa tươi nguyên liệu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng.
Tuyệt đối không nhận sữa non, sữa cuối và sữa của động vật đang bị bệnh, động vật đang dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra trong sữa nguyên liệu không được chứa thực
khuẩn thể (bacteriophage), không bị nhiễm các chất sát trùng từ các dụng cụ chứa và hệ thống đường ống vận chuyển.
Sữa nguyên liệu có hàm lượng casein càng cao thì hiệu suất thu hồi phomat sẽ càng cao.
9.3.2. Chất béo:
Để sản xuất phomat có hàm lượng béo cao, các nhà sản xuất có thể sử dụng thêm cream hoặc sữa bơ (bettermilk).
9.3.3. Vi khuẩn lactic:
Có hai nhóm vi khuẩn lactic được sử dụng trong sản xuất phomat là: • Nhóm vi khuẩn không chịu được nhiệt độ cao:
+ Tiêu biểu cho nhóm này bao gồm các loài vi khuẩn như Streptococcus lactic, Streptococcus bacterium, Lactobacillus plantarum,…
+ Những vi khuẩn này được dùng để sản xuất phomat có nhiệt độ thấp (38 – 41oC) ở lần gia nhiệt thứ hai.
• Nhóm vi khuẩn chịu được nhiệt độ cao:
+ Tiêu biểu cho nhóm này bao gồm các loài vi khuẩn như Lctobacillus helveticus, Streptococcus thermophillus,…
9.3.4. Enzyme rennin:
Enzyme rennin được chiết xuất từ dạ dày bê, cừu non,…và cũng có thể do một số vi sinh vật tiết ra.
Ngoài rennin, trong sản xuất phomat người ta còn sử dụng pepsin được chiết từ dạ dày heo, bò, trâu,…
9.3.5. Nấm mốc:
Penicillium candidum được dùng trong quá trình sản xuất một số loại phomat có vỏ ngoài bóng như Camembert, Brie,…
Penicillium glaucum được dùng để tạo vân cho các loại phomat có lấm tấm xanh như Roquefort, Bleu d’Auvergne,…
9.3.6. Muối ăn NaCl:
NaCl được sử dụng nhằm mục đích bảo quản đem lại vị mặn đặc trưng đồng thời cũng là tác nhân tham gia tạo nên cất trúc cho phomat.
9.3.7. Muối CaCl2:
CaCl2 được sử dụng để làm tăng số lượng ion Ca2+ tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng đông tụ.
9.3.8. Khí CO2:
Khí CO2 khi hòa tan vào sữa sẽ làm pH giảm nhẹ. Theo Bylund Gosta (1995) thì việc sục CO2 vào sữa sẽ cho phép rút ngắn được thời gian đông tụ casein hoặc tiết kiệm được lượng chymosin cần sử dụng.
9.3.9. Muối KNO3 hoặc NaNO3:
Các muối này được dùng để tiêu diệt một số vi khuẩn độc hại tạo khí xuất hiện trong quá trình ủ chín phomat nhưng không ảnh hưởng đến các vi khuẩn hữu ích.
9.3.10. Các chất màu:
Màu sắc của phomat do các hợp chất carotenoides hòa tan trong chất béo của sữa tạo nên. Để ổn định màu sắc cho phomat, những nhà sản xuất thường sử dụng các chất màu tự nhiên như carotenoides (E160) hoặc chlorophylle (E140)
9.3.11. Những nguyên liệu phụ khác:
Đường saccharose, nước ép trái cây, mứt trái cây, mật ong,... còn được sử dụng trong sản xuất một số loại phomat để làm đa dạng hóa hương vị của sản phẩm.
9.4.Phân loại phomat:
Có nhiều cách phân loại phomat khác nhau: Phân loại theo tác nhân đông tụ casein:
Có thể phân loại theo tác nhân đông tụ casein như sau: phomat đông tụ do rennin, phomat đông tụ do acid, phomat đông tụ bằng cả rennin và acid.
Phân loại theo hàm lượng nước: • Phomat rất cứng: có độ ẩm <47%. • Phomat cứng: có độ ẩm <56%.
• Phomat cứng vừa: có độ ẩm từ 54% đến 63%. • Phomat mềm: có độ ẩm từ 78% đến 87%.
Ví dụ như: Cheddar, Emmentaler, Manchego,… là phomat cứng. Gouda, Edam, Danbo, Svecia,… là phomat cứng vừa.
Camembert, Brie, Maroilses, Munster, Gorgonzola,… là phomat mềm.
9.5.Qui trình công nghệ sản xuất phomat:
- 164 - Sữa tươi nguyên liệu
Lên men giai đoạn 1
Xử lí khối sữa đông (cắt, khuấy, đảo trộn)
Lên men giai đoạn 2 Làm sạch
Ageing Tiêu chuẩn hóa
Làm nguội Thanh trùng
Nén, ép
Ướp muối
Làm chín phomat
Phomat
NaCl
Rennin, CaCl2, KNO3, NaNO3 Vi khuẩn lactic
9.6. Bảo quản sản phẩm phomat:
Tùy theo loại phomat mà người ta sẽ sử dụng các loại bao bì khác nhau để bảo quản phomat.
Người ta có thể dùng một số hỗn hợp tráng trực tiếp lên phomat bên ngoài hoặc bọc giấy đặc biệt với mục đích làm giảm mức hao sản phẩm, giảm chi phí lao động, bảo vệ hình dáng sản phẩm, ngăn chặn sự phát triển của các loại mốc.
Khi ủ chín các khối phomat đã được bao bọc lớp polyetylen sẽ hạn chế được sự trao đổi khí và phân bố độ ẩm đồng thời quá trình này cũng sẽ giúp độ ẩm được phân bố đều cả lớp trong và lớp ngoài phomat.
Các nhà sản xuất khuyến cáo nên bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ 8 – 12oC và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
Do sản phẩm có cấu trúc gel đặc trưng nên trong quá trình vận chuyển phomat nên hạn chề sự dằn xóc vì những va chạm cơ học này có thể làm hư hỏng cấu trúc sản phẩm.
Ngoài ra nên hạn chế sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ trong quá trình bảo quản vì đây là nguyên nhân làm xuất hiện những giọt nước ngưng tụ trong bao bì sản phẩm.