Sự thể hiện rõ ràng nhất những đặc điểm này được trình bày trong cuốn “kinh tế học” của P.A Samuelson Đặc điểm nổi bạt trong “kinh tế học” là đã vận dụng một cách tổng hợp phương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 106 - 108)

P.A. Samuelson. Đặc điểm nổi bạt trong “kinh tế học” là đã vận dụng một cách tổng hợp phương pháp và nội dung lý thuyết của các trường phái trong lịch sử để phân tích những vấn đề của nền kinh tế hàng hóa. Chịu ảnh hưởng của kinh tế giới hạn cho rằng: “việc tổ chức nền kinh tế phải tuân theo các quy luật khan hiếm, phải lựa chọn các khả năng sản xuất, phải tính đến quy luật năng suất giảm dần và chi phí tương đối ngày càng tăng…

10.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIÊU BIỂU 10.2.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp 10.2.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp

(Là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính hiện đại)

Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 105

nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước .

Ba vấn đề của tổ chức kinh tế:

Mọi xã hội, mọi nền kinh tế đều phải đối phó với 3 vấn đề + Sản xuất hàng hóa gì? Với số lượng bao nhiêu?

+ Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, sử dụng kĩ thuật sản xuất nào?

+ Sản xuất cho ai? Ai là người được hưởng các thành quả của những nỗ lực kinh tế, hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào?

(Do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến thức công nghệ, mỗi xã hội dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn)

Trong lịch sử đã có hai phương thức:

Một là, Chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế Hai là, Các quyết định kinh tế đều do thị trường xác định

Cả hai phương thức đều có ưu điểm và hạn chế, không nên tuyệt đối hóa một phương thức nào mà cần kết hợp: cơ chế thị trường và điều tiết của Nhà nước.

Cơ chế thị trường:

Theo Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế.

Là cơ chế tinh vi, phối hợp một cách không tự giác mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường.

+ Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế.

+ Là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất phân phối).

+ Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.

Thị trường: Là cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ.

+ Các yếu tố: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa.

+ Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng, giá là quả cân trong cơ chế thị trường là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị.

Quan hệ cung - cầu : Là khái quát của hai lực lượng cơ bản người bán và người mua ở trên thị trường. Sự biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu.

Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 106 (Người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường nhưng lại bị kĩ thuật hạn chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất). Do đó, chỉ người tiêu dùng không quyết định được sản xuất cái gì mà còn thêm còn thêm: chi phí sản xuất, các qui định kinh doanh.

Vì thế thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật.

“Sản xuất cái gì phải do cả chi phí kinh doanh lẫn các qui định cung và cầu của người tiêu dùng quy định”. Cho nên trong khi nghiên cứu không chỉ có vai trò của cầu mà còn có vai trò của cung.

Động lực: lợi nhuận (Chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh) Môi trường: cạnh tranh

Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những khuyết tật nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi (độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng). Do đó theo Samuelson cần có sự can thiệp của chính phủ (Nhà nước) để khắc phục các khuyết tật.

Vai trò kinh tế của chính phủ:

Có 4 chức năng:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)