Về xã hội: chủ nghĩa cá nhân cực đoan tăng lên, sự khủng hoảng về con người Sự can thiệp của nhà nước cũng cần xem xét lại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 122 - 123)

- Sự can thiệp của nhà nước cũng cần xem xét lại.

11.2.2. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ

a) Thuyết trọng tiền (Đại biểu: Miltol Friedman)

Nội dung:

Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc

gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô)

Về bản chất: nền kinh tế TBCN là tương đối ổn định, cơ chế thị trường tự nó sẽ đảm bảo cân bằng cung cầu và không nhất thiết phải trải qua các chu kì kinh doanh.

Suy thoái và lạm phát cao là do nhà nước cung quá ít hoặc quá nhiều tiền cho nền kinh tế. Cụ thể: tiền cung ứng tăng nhanh hơn mức thu nhập thì dân cư sẽ chi tiêu ngay số tiền đó là cầu tiêu dùng tăng dẫn đến tăng giá và lạm phát.

Ngược lại, tiền cung ứng ít hơn mức cần thiết thì chi tiêu giảm, tổng cầu giảm, hàng hóa bán ra chậm, dẫn đến trì trệ, thu hẹp sản xuất, hiện tượng suy thoái kinh tế và thất nghiệp xảy ra.

Tóm lại: biến động trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến biến động trong thu nhập, trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giá cả cùng với những biến động trong cơ cấu kinh tế và cạnh tranh,... dẫn tới chu kì kinh doanh (khủng hoảng kinh tế).

Có thể tác động vào chu kì kinh tế TBCN bằng việc chủ động điều tiết mức cung tiền tệ. Việc điều tiết này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ và năng lực của Nhà nước.

Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua

chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.

Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 121 Từ công thức: MV = PQ

V = PQ / M

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 122 - 123)