ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1 Tích cực:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 68 - 71)

6.3.1. Tích cực:

- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Tây Âu đầu thế kỷ XIX đều có sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách gay gắt, mạnh mẽ, quyết liệt giống như các nhà kinh tế học tư sản. Nhưng họ đi theo một quan điểm hoàn toàn khác là xuất phát từ lĩnh vực kinh tế trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng, tức là theo quan điểm về lợi ích kinh tế. Họ cho rằng: nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là một nền sản xuất vô chính phủ, chạy theo lợi nhuận tối đa bằng mọi thủ đoạn bóc lột tàn bạo nhất. Vì vậy họ đi đến khẳng định: Chủ nghĩa tư bản đã kìm hãm sự phát

Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 67 triển của sản xuất, nên cần phải loại bỏ nó đi, xây dựng một nền sản xuất xã hội mới có hiệu quả hơn, đó là chủ nghĩa xã hội. Họ vạch rõ tính chất tạm thời trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản và chống lại những quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn.

- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có những phỏng đoán về chủ nghĩa xã hội trong tương lai là hoàn toàn tốt đẹp. Họ đã đưa ra dự án về xã hội tương lai tốt đẹp ấy bằng việc hình dung tạo lập ra mô hình kinh tế - xã hội trong thực tiễn bằng khả năng của họ.

- Để thiết lập được một chế độ xã hội mới trong tương lai tốt đẹp, họ đã phát hiện được cần phải xóa bỏ dần (Fourier), đi đến xóa bỏ hẳn (Owen) về chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

6.3.2. Hạn chế:

- Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng không tìm ra được lối thoát thật sự mà còn nằm trong vòng bế tắc, vì họ không phát hiện ra được những quy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó họ không vạch ra được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, họ không thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Đây là một lực lượng to lớn có khả năng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Họ chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như việc tuyên truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của những nhà tư bản và sự giúp đỡ của nhà nước tư sản. Họ kêu gọi các nhà tư bản, những người giàu có thực hiện những kế hoạch mà họ đề ra: kế hoạch công cộng hoặc dựa vào chế độ tôn giáo, coi tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là tôn giáo mới.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Trình bày những tiền đề ra đời của CNXH không tưởng? Những đặc điểm chung của

CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX?

2. Phân tích những quan điểm kinh tế chủ yếu của Saint Simon,Charles Fourier, Robert Owen?

3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của CNXH không tưởng thế kỷ XIX?

4.Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen đưa ra?

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

Luận giải nhận định: Sự phê phán chủ nghĩa tư bản, phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội của các nhà kinh tế chính trị XHCN không tưởng xuất phát từ lĩnh vực kinh tế trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng, tức là theo quan điểm về lợi ích kinh tế.

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 1. Tài liệu học tập:

Tập bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, năm

2009

Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 68 2. Tài liệu tham khảo:

 Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân biên soạn – NXB thống kê, năm 2003

 Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện chính trị quốc gia HCM – NXB chính trị quốc gia, năm 2002

 Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện báo chí và tuyên truyền – NXB chính trị quốc gia, năm 2000

 Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Phân viện Hà Nội – NXB chính trị quốc gia, năm 2000

 GS, TS Mai Ngọc Cường – Lịch sử các học thuyết kinh tế: cấu trúc hệ thống, bổ sung, phân tích và nhận định mới – NXB lý luận chính trị, năm 2006

 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin – Bộ giáo dục và đào tạo, năm 2007 3. Tài liệu đọc thêm:

 K.Marx: Tư bản QI, II, III, IV.

 Steven Pressman – 50 nhà kinh tế tiêu biểu, NXB lao động, năm 1999

 Hướng dẫn nghiên cứu và ôn tập môn lịch sử các học thuyết kinh tế - Nguyễn Văn Trình - Đại học Cần Thơ

 Lịch sử tư tưởng kinh tế, Phan Quế Anh, NXB KHKT, HN, 1992

Bộ môn Mác - Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 69 CHƯƠNG VII (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Trang 68 - 71)