gạt bỏ mối quan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động tách rời khỏi một chế độ chính trị nhất định, che giấu những lợi ích kinh tế khác nhau đằng sau những hoạt động kinh tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của trường phái kinh tế cổ điển mới?
2. Trình bày lý thuyết sản phẩm kinh tế của trường phái thành Viên (Áo)? So Sánh với quan điểm của phái cổ điển và của Mác? quan điểm của phái cổ điển và của Mác?
3. Trình bày lý luận giá trị của trường phái thành Viên (Áo) và so sánh với quan điểm của phái cổ điển và của C.Mác? của phái cổ điển và của C.Mác?
4. Lý thuyết năng suất giới hạn và phân phối của J.B.Clark, từ đó rút ra những nhận xét gì về các lý thuyết này? gì về các lý thuyết này?
5. Nội dung cơ bản của lý thuyết cân bằng tổng quát của L. Walras. Tại sao nói lý thuyết này là sự tiếp tục tư tưởng tự do kinh tế của phái cổ điển mới? này là sự tiếp tục tư tưởng tự do kinh tế của phái cổ điển mới?
6. Nội dung cơ bản của lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng của A.Marshall. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này trong kinh tế học hiện đại. của việc nghiên cứu lý thuyết này trong kinh tế học hiện đại.
Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 90 VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. So sánh quan điểm tự do kinh tế của trường phái kinh tế tư sản cổ điển và trường phái kinh tế “cổ điển mới” kinh tế “cổ điển mới”
2. So sánh tư tưởng giá trị của trường phái kinh tế tư sản cổ điển và của Mác với trường phái kinh tế “cổ điển mới” phái kinh tế “cổ điển mới”
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 1. Tài liệu học tập: 1. Tài liệu học tập:
Tập bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, năm
2009
2. Tài liệu tham khảo:
Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân biên soạn – NXB thống kê, năm 2003
Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện chính trị quốc gia HCM – NXB chính trị quốc gia, năm 2002
Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Học viện báo chí và tuyên truyền – NXB chính trị quốc gia, năm 2000
Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế - Phân viện Hà Nội – NXB chính trị quốc gia, năm 2000
GS, TS Mai Ngọc Cường – Lịch sử các học thuyết kinh tế: cấu trúc hệ thống, bổ sung, phân tích và nhận định mới – NXB lý luận chính trị, năm 2006
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin – Bộ giáo dục và đào tạo, năm 2007 3. Tài liệu đọc thêm:
Giáo trình Kinh tế học vi mô – Bộ giáo dục đào tạo, 2007
A.Smith: Bàn về nguyên nhân và bản chất sự giàu có của các dân tộc D. Ricardo: Những nguyên lý của kinh tế chính trị và vấn đề thuế khóa. K.Marx: Tư bản QI, II, III, IV.
Steven Pressman – 50 nhà kinh tế tiêu biểu, NXB lao động, năm 1999
Hướng dẫn nghiên cứu và ôn tập môn lịch sử các học thuyết kinh tế - Nguyễn Văn Trình - Đại học Cần Thơ
Lịch sử tư tưởng kinh tế, Phan Quế Anh, NXB KHKT, HN, 1992…
Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 91 CHƯƠNG IX
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES Mục đích yêu cầu
Nắm được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của học thuyết và đặc điểm của học thuyết. Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản của học thuyết và vai trò ảnh hưởng của học thuyết trong tư duy kinh tế học hiện đại và trong thực tiễn.
Trong nghiên cứu cần đặt trong mối liên hệ với các trường phái kinh tế khác. Tóm tắt
Về hoàn cảnh lịch sử
Thời gian xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX và thống trị đến những năm 70 - thế kỉ XX. Trong điều kiện kinh tế - xã hội: Ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh của trường phái cổ điển và cổ điển mới không còn sức thuyết phục. Thực tế yêu cầu một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình mới và học thuyết của Keynes đáp ứng được, đó là lý thuyết kinh tế chủ nghĩa tư bản có điều tiết .
Đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái Keynes
Tư tưởng cơ bản là: Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế. Đánh giá cao vai trò của tiêu dùng. Vì vậy lí thuyết của Keynes còn được gọi là lí thuyết trọng cầu.
Đặc điểm phương pháp luận của học thuyết là: - Đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô