5. Kết cấu của đề tài
3.1. Khái quát chung về tình hình tự nhiên kinh tế-xã hội huyện Phú
3.1. Khái quát chung về tình hình tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên Lƣơng tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương
Phú Lƣơng là một trong 9 huyện thành, thị xã của tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình, Phú Lƣơng đã và đang không ngừng phát huy tồi đa những lợi thế vốn có của mình và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện Phú Lƣơng nói rieng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Huyện Phú Lƣơng bao gồm các xã, thị trấn: Thị trấn Đu ,Thị trấn Giang Tiên, các xã ( Sơn Cẩm,Cổ Lũng, Động Đạt , Hợp Thành , Ôn Lƣơng ,Phấn Mễ , Phú Đô, Phủ Lý , Tức Tranh ,Vô Tranh , Yên Đổ , Yên Lạc , Yên Ninh , Yên Trạch).
- Phạm vi lãnh thổ: phía tây bắc giáp huyện Định Hóa , phía tây nam giáp huyện Đại Từ , phía đông giáp huyện Đồng Hỷ , phía nam giáp TP Thái Nguyên, phía đông bắc giáp huyện Chợ Mới ( Bắc Kạn ).
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội:Nằm giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với tỉnh Bắc Kạn, có hệ thống đƣờng giao thông thuận lợi. Với 38 km đƣờng quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện; toàn huyện có 136 km đƣờng liên xã và 448 km đƣờng liên thôn, các tuyến đƣờng đã và đang đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Phú Lương
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, của tỉnh Thái Nguyên, xuất phát từ tình hình trong nƣớc và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế và hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế - xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hội của huyện trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng đến năm 2020 nhƣ sau:
- Phấn đấu đến năm 2020 đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV để đề nghị với Nhà nƣớc nâng cấp thành dô thị loại IV. -Phát triển kinh tế – xã hội huyện trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nƣớc; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phƣơng trong cả nƣớc, đặc biệt là các địa phƣơng trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đảm bảo thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa huyện với mức trung bình của cả tỉnh và vùng.
- Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, thƣơng mại, du lịch. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ƣơng và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.
- Phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hƣớng về xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa và hài hoà các nguồn lực của huyện, của tỉnh và của vùng. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành chủ đạo. Phát huy tối đa thế mạnh về 34 du lịch của huyện, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác. Chuyển dịch cơ cấu nông lâm thuỷ sản theo hƣớng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề tốt để phát triển nhanh hơn sau năm 2015.
- Trong điều kiện hội nhập quốc tế, từng bƣớc phát triển các ngành, các sản phẩm xuất khẩu, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản, công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích các ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng, cân bằng sinh thái.
-Gắn phát triển kinh tế với tăng cƣờng và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
3.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN huyện Phú Lương
Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân Khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên về sự thành lập của KBNN Việt Nam. Nha Ngân Khố có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lý và giám sát các khoản cấp Ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp, loại bỏ ảnh hƣởng của đồng Đông Dƣơng và các loại tiền khác của địch và tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cƣơng nhằm tăng cƣờng công tác quản lí tài chính..
Năm 1951, cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, KBNN cũng đƣợc thành lập. Theo đó, KBNN là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lý thu chi quỹ NSNN.
Đến năm 1990, Quản lí và điều hành quỹ NSNN trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nƣớc.
Sau thời gian dài nghiên cứu, tổ chức thí điểm và điều chỉnh, KBNN đã đƣợc hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
Ngày 01-4-1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nƣớc; Theo Quyết định Số 07/HĐBT, hệ thống KBNN đƣợc tổ chức thành 3 cấp: ở Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ƣơng có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ƣơng) có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và cấp tƣơng đƣơng có Chi nhánh KBNN.
Ngày 01-4-1990, ngày hệ thống KBNN đƣợc tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nƣớc.
Theo đó, KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ Trƣởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nƣớc về quĩ NSNN, quĩ dự trữ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của nhà nƣớc đƣợc giao theo qui định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo qui định của pháp luật.
Ngày 01/4/1990, KBNN Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng. KBNN Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cùng với sự hình thành của hệ thống KBNN nói chung và KBNN tỉnh Thái Nguyên nói riêng, KBNN huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đƣợc thành lập, đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà nƣớc, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển và là đầu mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán NSNN.
Sau 24 năm thành lập và phát triển, KBNN đã vƣợt qua nhiều khó khăn, từng bƣớc ổn định và phát triển, cùng với toàn Ngành Tài chính đạt đƣợc nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nƣớc, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể khẳng định rằng, hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính Quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính phủ; huy động một lƣợng vốn lớn cho đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội; kế toán và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng, nâng cao chất lƣợng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN.
3.1.4. Tổ chức bộ máy
KBNN huyện Phú Lƣơng là đơn vị trực thuộc KBNN tỉnh Thái Nguyên có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
KBNN huyện có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Cơ quan KBNN huyện Phú Lƣơng có trách nhiệm thực hiện trực tiếp quản lý ngân sách. Giúp việc Giám đốc KBNN huyện có các tổ nghiệp nghiệp vụ. Tại KBNN huyện Phú Lƣơng có cơ cấu tổ chức gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, các tổ nghiệp vụ sau: Tổ tổng hợp – hành chính, tổ kế toán, tổ kho quỹ.
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy hệ thống KBNN huyện Phú Lương
GĐ KBNN huyện Tổ TH-HC HC Tổ Kế toán Tổ Kho qũy Phó GĐ KBNN huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện Phú Lương trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
3.1.5.1. Chức năng
Kho bạc Nhà nƣớc huyện Phú Lƣơng là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên, có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nƣớc huyện có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán.
3.1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
KBNN huyện Phú Lƣơng sử dụng mô hình bộ máy gọn nhẹ, thống nhất chung của toàn nghành với nhiệm vụ nhƣ sau:
1. Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Kho bạc Nhà nƣớc huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nƣớc theo hƣớng dẫn của cấp có thẩm quyền.
4. Thực hiện công tác phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ và các hình thức huy động vốn khác trên địa bàn theo quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6. Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác đƣợc giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện.
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện.
7. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nƣớc huyện.
Mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện.
8. Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nƣớc và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện.
9. Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện.
10. Thực hiện công tác tiếp công dân tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện theo quy định.
11. Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện theo quy định.
12. Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc. Thực hiện nhiệmvụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên KBNN huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN
Thứ nhất: Kiểm soát chi các khoản chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Nội dung kiểm soát chi nhƣ sau:
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án, chứng từ thanh toán.
- Kiểm tra việc chấp hành trình tự đầu tƣ và xây dựng và các chế độ chính sách do Nhà nƣớc quy định.
- Cấp phát vốn đầu tƣ bằng lệnh chi tiền. - Cấp phát bằng mức vốn đầu tƣ.
- Cấp phát theo dự toán.
- Cấp phát bằng hình thức ghi thu, ghi chi vốn đầu tƣ.
Thứ hai: Kế toán quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc: Là quá trình KBNN thực hiện ghi chép, hạch toán chính xác, kịp thời các khoản chi theo chế độ quy định, thực hiện hạch toán theo tài khoản thanh toán tập trung và kế toán dồn tích.
Thứ ba: Tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua hệ thống KBNN.
KBNN tổ chức các bộ phận có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát các khoản chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Đảm bảo cấp phát, thanh toán hiệu quả, đúng tiến độ thực hiện dự án công trình.
3.2.2. Về thực hiện Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
Nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm đƣợc giao, thời gian qua hệ thống KBNN đã có rất nhiều biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, nhằm mục tiêu vừa đảm bảo an toàn tiền vốn Nhà nƣớc vừa đơn giản hồ sơ, thủ tục tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình giải ngân cho các dự án đầu tƣ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 ra đời thay thế mốt số nghị định: Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP. Nghị định số 99/2007/NĐ-C đƣợc ban hành và đây là cái mốc quan trọng khởi đầu cho