Vì sao phải coi trọng bữa ăn sáng?

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 28 - 29)

Đối với đa số người, hiện vấn đề ăn no không còn là điều phải suy nghĩ. Nhưng như thế không có nghĩa là mọi người đã biết ăn, hiểu được cách ăn. Rất nhiều người vội vội vàng vàng mua vài cái bánh bao hoặc bánh nướng, vừa đi vừa ăn trên trên đường đến công sở, coi như xong bữa sáng. Xét về góc độ vệ sinh dinh dưỡng, điều đó không thích hợp.

Các chuyên gia dinh dưỡng kêu gọi mọi người nên coi trọng bữa ăn sáng, vì sau một đêm ngủ, dạ dày trống rỗng, rất cần được bổ sung dinh dưỡng ngay. Ngoài ra, việc bữa săn sáng tốt hay xấu sẽ liên quan đến hiệu suất công việc và học tập. Từ sáng đến trưa, ta phải làm việc 4 - 5 giờ; bữa ăn sáng hợp lý không những giúp thể lực dồi dào, đảm nhiệm tốt gánh nặng công việc mà còn nâng cao năng lực nhận thức và công năng của não. Một nghiên cứu cho thấy, những học sinh không ăn sáng có trí nhớ, tính sáng tạo và hoạt bát kém hơn so với những em có ăn sáng. Vì vậy, bữa sáng nên là bữa ăn chính thức, tuyệt đối không nên ăn vội vàng hoặc bỏ qua.

Một nghiên cứu năm 1998 tại một trường trung học cho thấy, khoảng 60% học sinh ăn sáng đều đặn mỗi ngày; số còn lại lúc ăn lúc không, thậm chí nhiều em có thói quen không ăn sáng. Những em không ăn sáng hoặc ăn không đều đặn thường có cảm giác đói và mệt mỏi khi đến tiết thứ ba và thứ tư.

Bữa ăn sáng thế nào thì được xem là tốt? Bữa ăn sáng tốt nên cung cấp khoảng 2500 kCl, tức là khoảng 24 g anbumin, 250 mg canxi, 5 mg sắt, 30 mg vitamin C, 200 g vitamin A... Một cốc sữa bò (hoặc sữa đậu nành) cộng thêm một cái bánh rán (hoặc bát cháo và cái quẩy) về cơ bản đã thỏa mãn nhu cầu trên. Nếu bổ sung thêm bánh bao có nhân hoặc một bát mì vằn thắn, thêm chút hoa quả thì càng tốt.

60. Vì sao phải "cân bằng thức ăn"?

Cùng với mức sống được nâng cao, người ta ngày càng ăn uống tươm tất và đủ dinh dưỡng. Không ít bậc bố mẹ cho rằng thịt nạc, cá, tôm có nhiều dinh dưỡng nên thường cho con ăn những thứ ấy. Cách

làm đó rất thiếu khoa học, bởi vì tất cả mọi người đều cần có sự "cân bằng thức ăn", nghĩa là chủng loại thức ăn phải toàn diện, số lượng phải dồi dào để bổ sung cho nhau.

Nói một cách cụ thể, mỗi ngày, người ta phải được cung cấp nhiều loại thức ăn như cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu xanh, đậu vàng, rau xanh và hoa quả tươi. Cách nấu là dùng dầu rán và cho thêm các loại gia vị khác.

Tại sao lại như vậy? Đó là vì hoạt động, hấp thu đào thải của sự sống đòi hỏi được cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, đầy đủ. Để hồi phục các tổ chức, cần đến anbumin; để chế tạo tế bào hồng cầu, không những cần anbumin mà còn cần đến các chất như sắt, đồng... Những thực phẩm khác nhau chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Có thể nói, thành phần dinh dưỡng của một loại thực phẩm, dù bổ dưỡng đến mấy, cũng không thể thỏa mãn được nhu cầu của con người. Ví dụ, trong trứng gà và tim động vật giàu chất anbumin nhưng không có vitamin C; rau tươi chứa nhiều chất xơ và chất khoáng nhưng nhiệt lượng rất thấp; sữa bò chứa anbumin và nhôm khá nhiều nhưng không có sắt.

Tóm lại, muốn thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể thì phải kiêm đủ các chất, ăn đủ các loại thức ăn với tỷ lệ thích hợp.

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)