có vật gì nút chặt, những âm thanh chung quanh trở nên yếu hơn, nghe không rõ, đồng thời lỗ tai cảm thấy tức bí, có lúc còn đau. Nhưng sau khi máy bay hạ cánh, cảm giác không thoải mái này rất nhanh mất đi, thính lực trở lại bình thường. Vì sao lại có hiện tượng kỳ lạ đó?
Trước hết chúng ta hãy xét đến cấu tạo của tai. Trong lỗ tai có đường ống và vành tai (những tổ chức của tai ngoài, có chức năng tập trung âm thanh lại, truyền đến màng tai). Màng tai là khởi điểm của tai giữa (gồm buồng nhĩ, búa, các cơ của tai giữa và ống nhĩ). Những âm thanh tai ngoài tập trung làm chấn động màng nhĩ, thông qua xương búa truyền đến tai trong. Trong tai trong có một kết cấu giống như ống tù và sừng trâu, chứa rất nhiều tế bào cảm thụ âm thanh, có thể chuyển những chấn động của âm thanh truyền đến thành các tín hiệu mà thần kinh thính giác hiểu được. Những tín hiệu này được trung khu thính giác của vỏ não tiếp nhận, làm cho ta nghe được âm thanh.
Trong hệ thống thính giác của người, màng nhĩ là một kết cấu quan trọng, nó có một màng rung giống như màng rung trong máy điện thoại. Phía trong của màng nhĩ là buồng nhĩ. Trong điều kiện bình thường, áp lực phía ngoài buồng nhĩ tăng giảm theo áp suất không khí bên ngoài. Khi lên cao, áp lực không khí lên tai tăng; nhưng áp lực trong buồng nhĩ không kịp điều chỉnh, dẫn đến sự chênh áp giữa hai bên màng nhĩ. Vì áp lực ở bên ngoài lớn hơn áp lực trong buồng nhĩ, màng nhĩ bị ép lõm vào, khiến chúng ta có cảm giác như lỗ tai bị bịt lại và nghe không rõ.
Vì vậy, khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nhân viên hàng không thường nhắc ta phải nhai kẹo hoặc há miệng ra để cho áp lực ở trong buồng nhĩ cân bằng với áp lực ở phía ngoài màng nhĩ.