Sốt cao có phải là xấu không?

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 110 - 112)

Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt". Trước kia, nhiều người cho rằng sốt là không tốt. Vì khi lên cơn sốt, người ta cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, thở dốc, ăn ít và đau đầu.

Những năm gần đây, các nhà y học cho rằng, việc lên cơn sốt không phải là không tốt. Trước hết, cơn sốt là tín hiệu của bệnh, có lợi cho bác sĩ chẩn đoán. Ngày nay, một số người cứ hễ lên cơn sốt, chưa làm rõ nguyên nhân đã dùng thuốc hạ sốt. Như vậy, tuy chứng bệnh tạm thời được hòa hoãn nhưng bộ mặt thật của bệnh đã bị che lấp, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, cơn sốt là phản ứng phòng vệ có tính sinh lý để cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, năng lực hoạt động của các loại men tăng lên, sự hấp thu đào thải trở nên mạnh mẽ, công năng giải độc của gan mạnh lên rất nhiều. Đồng thời, lượng bạch cầu - phòng tuyến bảo vệ tự nhiên trong máu - cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Chúng sẽ bao vây từng đám vi khuẩn gây bệnh, khiến cho vi khuẩn bị tiêu diệt. Lúc đó, nhiệt độ cơ thể sẽ dần dần trở về bình thường, sức khỏe cũng được khôi phục.

Cơn sốt còn làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể trỗi dậy, khiến cho cơ thể sản sinh sức đề kháng đối với bệnh tật. Một số bệnh nhân ung thư sau khi khỏi một bệnh nhiễm khuẩn đã phát hiện

thấy khối u trở nên chậm phát triển. Đó là do cơn sốt đã kích thích hệ thống miễn dịch.

Đương nhiên, sốt cao quá và kéo dài sẽ không có lợi cho cơ thể vì sẽ làm nhiễu loạn các công năng sinh lý, cần phải xử lý hạ sốt.

187. Vì sao vào ngày nắng to có nhiều người ngộ nắng?

Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã lăn ra, gọi là ngộ nắng.

Vì sao lại ngộ nắng? Vì cơ thể con người từng giờ, từng phút đều sản sinh nhiệt; khi vận động, nhiệt sản sinh càng nhiều. Cơ thể người không thể giữ được nhiều nhiệt như thế mà luôn luôn phải phát tán ra. Vì hoạt động tán nhiệt chủ yếu do trung khu thần kinh điều tiết nên nếu bộ phận này gặp trắc trở, nhiệt trong cơ thể không xuất ra được, tích lũy ngày càng nhiều, dẫn đến ngộ nắng.

Ngộ nắng gồm mấy loại sau:

- Chứng quá nhiệt: Khi lao động trong môi trường nắng và oi bức (độ ẩm lớn), nhiệt trong cơ thể khó khuếch tán ra nên tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, thân nhiệt tăng cao, có thể trên 40 độ C. Lúc đó, trung khu điều tiết của thân nhiệt nhiễu loạn, mất điều hòa, không thể chỉ huy bình thường; thậm chí cơ thể ngừng ra mồ hôi, đóng kín con đường khuếch tán nhiệt chủ yếu, khiến cho da bị khô và nóng. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê, có lúc còn nói sảng.

- Chứng mặt trời chiếu: Khi làm việc ngoài đồng, đầu không đội nón, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống đầu, nhiệt độ phần đầu tăng lên gây đau đầu, phiền não, thậm chí hôn mê, nói sảng.

- Nhiệt suy kiệt: Trong môi trường nóng gắt, da và các mạch máu ở cơ bắp giãn ra. Nếu chúng giãn quá mức thì một lượng lớn máu sẽ phân bố trên da và trong cơ bắp; lượng máu trở về tim ít, khiến huyết áp giảm xuống, mạch đập yếu, hơi thở cạn, toàn thân ra mồ hôi lạnh, người cảm thấy hồi hộp, uể oải, thậm chí không tỉnh táo.

- Nhiệt co rút: Do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, mồ hôi ra quá nhiều gây nên. Lúc đó, cơ thể sẽ mất quá nhiều muối, gây thiếu muối, khiến cơ bắp bị co rút (thường là cơ bắp chân, có khi cả cơ bụng, cơ tay và cơ thân), rất đau và khó chịu.

Người béo, người yếu (đặc biệt là người có bệnh tim), thiếu ngủ, dạ dày không tốt, ăn uống không bình thường dễ bị ngộ nắng. Vì vậy, khi làm việc trong những ngày nóng bức, nên nghỉ ngơi thích đáng; người cơ thể yếu càng phải chú ý đề phòng ngộ nắng.

Khi phát hiện có người ngộ nắng thì không được hoang mang. Trước hết, phải đưa họ vào chỗ râm mát hoặc thoáng gió, mở quần áo để tản nhiệt, đồng thời nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần đó để cấp cứu.

188. Sốt cao có phải là xấu không?

Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt". Trước kia, nhiều người cho rằng sốt là không tốt. Vì khi lên cơn sốt, người ta

cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh, thở dốc, ăn ít và đau đầu.

Những năm gần đây, các nhà y học cho rằng, việc lên cơn sốt không phải là không tốt. Trước hết, cơn sốt là tín hiệu của bệnh, có lợi cho bác sĩ chẩn đoán. Ngày nay, một số người cứ hễ lên cơn sốt, chưa làm rõ nguyên nhân đã dùng thuốc hạ sốt. Như vậy, tuy chứng bệnh tạm thời được hòa hoãn nhưng bộ mặt thật của bệnh đã bị che lấp, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, cơn sốt là phản ứng phòng vệ có tính sinh lý để cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập, có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, năng lực hoạt động của các loại men tăng lên, sự hấp thu đào thải trở nên mạnh mẽ, công năng giải độc của gan mạnh lên rất nhiều. Đồng thời, lượng bạch cầu - phòng tuyến bảo vệ tự nhiên trong máu - cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Chúng sẽ bao vây từng đám vi khuẩn gây bệnh, khiến cho vi khuẩn bị tiêu diệt. Lúc đó, nhiệt độ cơ thể sẽ dần dần trở về bình thường, sức khỏe cũng được khôi phục.

Cơn sốt còn làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể trỗi dậy, khiến cho cơ thể sản sinh sức đề kháng đối với bệnh tật. Một số bệnh nhân ung thư sau khi khỏi một bệnh nhiễm khuẩn đã phát hiện thấy khối u trở nên chậm phát triển. Đó là do cơn sốt đã kích thích hệ thống miễn dịch.

Đương nhiên, sốt cao quá và kéo dài sẽ không có lợi cho cơ thể vì sẽ làm nhiễu loạn các công năng sinh lý, cần phải xử lý hạ sốt.

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 110 - 112)