Vì sao nói nước bọt vô cùng quý báu?

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 40 - 41)

Miệng của người luôn nhuận ướt, đó là nhờ nước bọt không ngừng được tiết ra. Đặc biệt khi đói, nếu nhìn thấy thức ăn thì nước bọt tiết ra càng nhanh. Vậy tác dụng của nước bọt có phải là chỉ làm trơn khoang miệng? Không phải, công năng của nó đa dạng hơn thế nhiều!

Nước bọt là "dịch tiêu hóa". Nó chứa men amylase, khiến cho chất amylase trong thức ăn sau khi vào miệng sẽ được tiêu hóa.

Nước bọt là "chất hòa tan". Nó có công năng làm ướt và hòa tan thức ăn. Khi thức ăn vào miệng, nước bọt sẽ thẩm thấu vào, hòa trộn với thức ăn trong quá trình nhai. Nó làm thức ăn không chỉ dễ nuốt mà còn dễ tiêu hơn sau khi xuống dạ dày.

Nước bọt là "chất làm nhuận ướt". Khi nói chuyện, ta phải nhờ vào thanh đới, yết hầu, đầu lưỡi, răng, môi để phát âm. Nếu không có nước bọt thì không thể nói một cách dễ dàng trơn tru. Khi phải diễn thuyết lâu, nước bọt tiết ra không kịp, bắt buộc ta phải uống mấy ngụm nước để bổ sung. Nước bọt là "chất làm sạch". Nó giúp ta thanh lọc cặn của thức ăn ở trong miệng, bảo đảm cho miệng sạch sẽ. Trong nước bọt có men hòa tan vi khuẩn và bạch cầu miễn dịch A, giúp sát khuẩn tiêu độc.

Ngoài ra, nước bọt còn là "chất bảo vệ". Chất bicacbonat sodi và anbumin đặc trong nước bọt sau khi đi vào dạ dày có thể trung hòa axit nếu axit quá nhiều. Chúng phủ lên niêm mạc dạ dày một lớp mỏng để bảo vệ và tăng cường công năng tiêu hóa của dạ dày.

có người gọi nước bọt là "chất khống khối u thiên nhiên". Theo một số nhà y học, mỗi miếng thức ăn phải nhai tối thiểu 30 giây để cho nước bọt và thức ăn hòa trộn đầy đủ, như thế mới có ích cho tiêu hóa và còn có thể làm "tan rã" những chất gây khối u.

83. Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Nhìn bề ngoài, răng có thể phân thành ba bộ phận: phần lộ ra ngoài lợi là thân răng, phần cắm chặt trong xương hàm là chân răng, còn phần ở giữa hai bộ phận này (chỗ lợi) là cổ răng.

Mặt ngoài của răng là một lớp men rất cứng và bóng. Độ cứng của nó vượt xa thép. Bên trong lớp men là lõi răng, vào sâu nữa là khoang tủy răng. Trong khoang tủy chứa đầy mạch máu và thần kinh. Men răng chủ yếu để bảo vệ răng. Tuy nó cứng khác thường nhưng lại dễ bị chất chua phá hoại. Nếu lười đánh răng, vi khuẩn và cặn thức ăn sẽ đọng lại ở chân và kẽ răng. Lâu ngày, vi khuẩn sẽ phân giải chúng, sản sinh ra chất chua, dần dần ăn mỏng phòng tuyến men răng, khoét chân răng thành lỗ thủng. Đây sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn và cặn răng, khiến cho chất chua sinh ra ngày càng nhiều hơn, chân răng bị đục rỗng sâu hơn.

Khi lỗ thủng ăn sâu đến tủy răng, dây thần kinh trong đó lộ ra, khiến bệnh nhân đau không chịu nổi. Vì vậy, tuyệt đối không được xem răng là một mẩu xương đặc mà phải có ý thức bảo vệ nó thật cẩn thận.

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)