Vì sao có giấc mộng được nhớ rõ, có giấc mộng không nhớ rõ?

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 87 - 88)

Mỗi người chúng ta đều từng chiêm bao và đều có kinh nghiệm sau: sáng mai tỉnh dậy có lúc nhớ rõ những chi tiết trong chiêm bao, nhưng có lúc không nhớ được gì. Tại sao?

Nguyên là trong 1-2 giờ đầu, ta ngủ sâu nhất, sau đó dần dần nông hơn. Trong khi ngủ lơ mơ, sự ức chế của vỏ đại não sẽ rất cạn, lúc đó những cảnh mộng phát sinh ra rất giống với cuộc sống thường ngày, tính nhất quán của giấc mộng có lúc khá mạnh; sau khi tỉnh dậy, những hình ảnh lưu lại trong đầu còn rất rõ, cho nên nhớ được rõ ràng. Còn lúc vừa vào giấc ngủ hoặc khi đã ngủ sâu thì các mộng cảnh, hình tượng phát sinh mờ nhạt chắp vá, thời gian ức chế của vỏ đại não còn dài cho nên sáng mai lúc tỉnh dậy thường không nhớ rõ.

Ngoài ra, những việc chúng ta thường gặp hoặc tiếp xúc gây ấn tượng mạnh thì hồi ức trong mộng ngược lại rất yếu ớt và mơ hồ. Còn đối với một số việc trong quá khứ xa xôi, chỉ cần thấy một lần, lại là việc không đáng chú ý lắm nhưng khi ngủ vì cảm giác kích thích yếu được mở rộng nên cảnh tượng đó xuất hiện trước mặt ta rất rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho ta nhớ rõ hoặc không nhớ rõ cảnh chiêm bao.

151. "Ngủ đông" có thể giúp kéo dài tuổi thọ không?

Hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhân loại luôn đi tìm phương thuốc bí mật để kéo dài tuổi thọ, thậm chí mong rằng mình sẽ trường sinh bất lão, sống mãi với thời gian. Nhưng từ những danh y xa xưa, các thuật sĩ luyện đơn đến các nhà khoa học ngày nay đều không thể thực hiện được nguyện vọng tốt đẹp này. Nhưng họ tìm thấy sự gợi mở, từ đó nhen nhúm lên ngọn lửa hy vọng "trường sinh bất lão". Loài dơi ngủ đông, còn loài chuột không ngủ đông. Thân hình của chúng gần giống nhau, nhưng loài dơi có thể sống được 20 năm, còn loài chuột chỉ sống khoảng nửa năm. Đó là vì sao? Nguyên là khi ngủ đông, tỷ lệ tiêu hao năng lượng và hấp thu đào thải của cơ thể rất thấp, hơn nữa ngủ đông khiến cho bệnh tật phát triển chậm lại. Ví dụ, nếu cấy tế bào ung thư cho động vật, sau đó cho nó ngủ đông thì những động vật này sẽ không vì ung thư mà chết nhanh, bởi vì tế bào ung thư cũng ở trạng thái tiềm phục, không thể hoạt động được.

Vậy con người có thể dựa vào ngủ đông để kéo dài tuổi thọ không? Những chuyên gia nghiên cứu về mặt này cho rằng: con người muốn ngủ đông thì trước hết phải làm cho đồi não (cơ quan bảo đảm nhiệt độ cơ thể ổn định) khống chế được nhiệt độ cơ thể ở mức thấp nhất. Ngày nay, người ta đã có thể dùng các phương pháp hóa học để đồi não giữ cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp trong vòng mấy giờ, đi vào trạng thái ngủ đông. Nhưng khoảng thời gian này còn ngắn quá cho nên giấc ngủ đông này mới

chỉ dùng vào những phẫu thuật về não.

Cách đây không lâu, có người đã làm đông lạnh cá vàng ở nhiệt độ - 210 độ C trong một thời gian, sau đó chờ hết đông lạnh thì phát hiện cá vàng vẫn sống bình thường. Căn cứ hiện tượng này, các nhà khoa học bỗng nhiên nghĩ tới việc để một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng của bệnh vào môi trường nhiệt độ siêu thấp, cho ngủ đông, chờ đến khi y học có thể chữa khỏi loại bệnh này mới cho họ sống trở lại, như vậy không những sẽ chữa được bệnh mà còn kéo dài tuổi thọ.

Cách nghĩ này cho đến nay không chỉ dừng ở lý luận mà đã bắt đầu được thực hiện. Ở Mỹ, tối thiểu đã có 27 bệnh nhân ung thư được cho đông lạnh, nghe nói có thể giữ được trên 1.000 năm. Họ đều tin rằng một ngày nào đó có thể sống trở lại, trở về cuộc sống bình thường.

nhiều tác giả Cơ thể người

Phần 11

Một phần của tài liệu kiến thức tổng hợp 10 vạn câu hỏi vì sao về cơ thể người (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)