Khi người mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần buồn tẻ, không hứng thú với mọi việc chung quanh, hoặc khi trong người sợ rét thì ta hay ngáp dài.
rỗng thì phải ăn cơm, ngáp cũng là một hoạt động phản xạ vốn có của cơ thể. Nó có ý nghĩa nhất định đối với bảo vệ cơ thể. Ví dụ, khi cơ thể đã mệt mỏi, lại phải làm việc hay học tập đến tối khuya, miệng sẽ ngáp liên tục, thúc giục ta nên đi nghỉ.
Ngáp cũng có tác dụng điều tiết nhẹ đối với mệt mỏi. Khi ngáp, hai mắt nhắm lại, miệng mở to để thở; tại chân tay, mặt cổ, lưỡi và yết hầu, các cơ bắp được co lại làm cho đại não đang hoạt động hưng phấn nay tạm thời giảm yếu, thở sâu hơn, hoạt động cơ bắp của toàn thân tạm ngừng xuống, cảm giác của thân thể đối với sự kích thích chung quanh giảm thấp. Chính thời điểm đó ta được nghỉ ngơi tạm thời.
Buổi sáng khi mới ngủ dậy, vì hoạt động của đại não từ trạng thái ức chế chuyển sang hưng phấn, cơ bắp đang chùng, toàn thân uể oải, cơ thể đang nặng cảm giác mệt mỏi cho nên ta cũng thường ngáp, đặc biệt là khi ngủ chưa đủ lại càng hay ngáp hơn.
Người có tinh thần phấn chấn, sức lực dồi dào, sống có quy luật, thường tập luyện, sống mạnh mẽ thì thường ít ngáp. Khi thể chất hư yếu, thiếu ngủ, tinh thần uể oải, sống không có quy luật, thiếu vận động, thiếu hăng say vì công việc thì thường hay ngáp nhiều hơn.
Khi ngáp, năng lực phản ứng của cơ thể trở nên kém hẳn, hiệu quả làm việc hay học tập không cao. Lúc đó, có thể ra ngoài trời hoạt động một chút hoặc thở không khí trong lành, hoặc làm một vài động tác lao động nhẹ, nếu quá buồn ngủ thì nên đi ngủ.