"Mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh" là câu nói cửa miệng mà ta thường nghe thấy. Ý nghĩa của câu này là khí hậu mùa xuân vừa chuyển sang ấm, không nên mặc quá mong manh mà nên "mặc ấm" một chút. Sang mùa thu, khí hậu bắt đầu chuyển lạnh, không nên mặc quần áo dày sớm quá, nên để cho thân thể hơi lạnh một chút. "Xuân ấm, thu lạnh, bách bệnh đều dễ tránh", đó là kinh nghiệm của dân gian tổng kết ra trong quá trình thực tiễn đấu tranh lâu dài với thiên nhiên. Cho nên, câu nói này có cơ sở khoa học nhất định.
thấp, công năng sinh lý của cơ thể dễ bị tổn hại.
Có thể làm gì để giữ được nhiệt độ bình thường đó? Một là dựa vào sự điều tiết trong nội bộ cơ thể (sự giãn nở hoặc co bóp của các mạch máu dưới da, ra mồ hôi nhiều hay ít); hai là dựa vào việc mặc quần áo nhiều hay ít (khi trời nóng thì mặc ít một chút, như vậy có lợi cho sự tán nhiệt của cơ thể; khi trời chuyển lạnh mặc nhiều một chút để tránh cơ thể bị mất nhiệt nhiều).
Mùa đông qua, mùa xuân đến là các giai đoạn quá độ chuyển từ lạnh sang ấm. Lúc này, thời tiết tuy đã ấm dần nhưng khí hậu thường biến đổi, chốc nóng, chốc lạnh, thường là khi mặt trời lên thì ấm, khi nổi gió thì lạnh. Do đó, cơ thể trong mùa đông đã quen với việc mặc nhiều, đến mùa xuân nếu mặc ít quá sẽ không thích nghi được với sự biến đổi của khí hậu và dễ bị cảm lạnh. Cho nên, vào đầu mùa xuân, mọi người có ý "mặc ấm" một chút, giảm quần áo dần dần.
Mùa hè qua, mùa thu đến là giai đoạn quá độ chuyển từ nóng sang lạnh. Thời tiết tuy bắt đầu lạnh nhưng vẫn có một quá trình chuyển đổi. Có người vừa vào mùa thu đã vội vàng mặc nhiều áo ấm, thậm chí sớm mặc cả áo bông, cách làm đó không tốt. Vì mặc ấm sớm quá thì cơ thể không được rèn luyện với cái lạnh, khiến cho khả năng phòng rét kém đi, không lợi cho sự điều tiết công năng của cơ thể. Kết quả đến giữa mùa đông, thời tiết thật rét, mũi và khí quản bị không khí lạnh tấn công thì các mạch máu trong đó đề kháng không nổi, khiến cho lưu lượng máu ít, sức đề kháng giảm xuống. Những khuẩn bệnh nằm sẵn trong mũi và khí quản thừa cơ hoạt động, gây nên các chứng ho, cảm mạo, hắt hơi, chảy mũi, phát sốt. Cho nên mùa thu nên "lạnh" một chút, quần áo mặc tăng dần. "Xuân cần ấm, thu cần lạnh", câu nói này tuy có cơ sở khoa học nhất định, nhưng cũng phải xuất phát từ thực tế. Nếu đầu mùa xuân, thời tiết tương đối nóng mà vẫn còn mặc áo bông, đầu mùa thu thời tiết tương đối lạnh mà vẫn mặc mong manh thì sẽ bị ốm ngay. Tóm lại, phải căn cứ tình hình biến đổi của khí hậu và tình trạng sức khỏe bản thân để ăn mặc cho phù hợp.