KHÁI NIỆM 27

Một phần của tài liệu giáo trình lý luận dạy học (Trang 25 - 26)

1. MỤC TIÊU DẠY HỌC 27

1.1.KHÁI NIỆM 27

Mục tiêu được hiểu là: cái điểm, cái ý định, cái mẫu mắt mình trông vào, nhắm vào1. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng NXB Giáo dục – 1998, thuật ngữ “mục tiêu” được giải thích là: Đích đặt ra cần phải đạt tới.

Theo R.F Mager mục tiêu dạy học là một lời phát biểu mô tả về kết quả những sự thay đổi có tính mong muốn ở người học sau quá trình dạy học2.

Theo Chr. Moeller: mục tiêu dạy học là sự mô tả về trạng thái người học sau quá trình dạy học đạt được.3

Theo S. Bloom: “Nói đến mục tiêu dạy học (leaner object) là chúng tôi muốn nói đến lối phát biểu rõ ràng về các phương thức theo đó chúng ta có thể mong đợi tạo nên sự thay đổi hành vi ở học sinh thông qua dạy học. Như vậy, nghĩa là các phương thức theo đó học sinh thay đổi kiến thức (tư duy), tình cảm, và động cơ tâm lý hóa (kỹ năng kỹ xảo)”.

1 Xem Nguyễn Thụy Aùi, phương pháp dạy kỹ thuật, ĐHSPKT, 1983 trang 36

2 Robert F. Mager: 1994

3 Xem Decker: Grundlagen und neue Ansaetze in der Weiterbildung 1984 trang 45

Mục tiêu dạy học Kiến thức Kỹ năng Thái độ Tăng thêm trí tuệ Hình thành các kỹ năng hoạt động Thay đổi cảm xúc, thái độ, giá trịđạo đức

Trang 28 Hình 6. Các lĩnh vực của mục tiêu dạy học

Như vậy mục tiêu dạy học là mơ tả trạng thái của HS về kiến thức, kỹ năng, thái độ

trong thời điểm tương lai cĩ tính mong muốn được đưa ra trong thời điểm hiện tại hoặc mục

tiêu dạy học là sự mơ tả trạng thái của người học sau một khĩa học hay sau khi học xong một

mơn học hoặc sau khi học xong một bài, một đoạn bài học phải cĩ được về cả kiến thức, kỹ

năng và thái độ (xem hình trên)

Mục tiêu dạy học cĩ những mức độ trừu tượng khác nhau. Mục tiêu dạy học của mơn học trong chương trình sẽ trừu tượng hơn mục tiêu dạy học của một đoạn bài dạy. Mục tiêu dạy học như là những thước đo để đánh giá thành tích học tập của HS sau khi họ đã trải qua một QTDH. Một mục tiêu dạy học bao gồm các chức năng sau đây:

- Chức năng định hướng: GV lấy mục tiêu dạy học làm tiền đề cho việc lựa chọn, thiết kế

nội dung và phương tiện dạy học và đồng thời thực hiện hoạt động dạy học. Cịn HS ý thức được mục tiêu dạy học đểđiều chỉnh hoạt động học tập của mình.

- Chức năng kiểm tra: nĩ như là những thước đo mà GV căn cứ vào đĩ đểđánh giá thành tích học tập của HS.

- Chức năng động cơ: nếu GV khâu gây động cơ học tập cho HS tốt như họ ý thức được mục tiêu dạy học thì họ sẽ cĩ nhu cầu học tập và hình thành động cơ học tập.

Một phần của tài liệu giáo trình lý luận dạy học (Trang 25 - 26)