ĐÁ MÀI HẢI DƯƠNG
3.2.3. Xác định chính sách bán chịu phù hợp, kiểm soát nợ phải thu và có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng
và có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng
Qua phân tích đánh giá tình hình tổ chức quản lý và sử dụng các khoản phải thu của công ty cho thấy hiện tại công tác quản lý các khoản phải thu chưa được tốt. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Năm 2009 chiếm 58,76%, cuối năm 2010 là 72,72%. Kỳ thu tiền trung bình của công ty cũng dài đã làm chậm tốc độ vòng quay vốn lưu động từ đó gây lãng phí vốn. Đây là khoản vốn công ty bị chiếm dụng, nếu không có giải pháp thu hồi vốn nhanh chóng thì nguồn vốn sẽ bị ứ đọng không có vốn để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Với điều kiện hiện nay của công ty, Công ty có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, công ty cần xác định mức bán chịu phù hợp với tình hình thị trường, tình hình tài chính của công ty và chính sách tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo. Trong điều kiện hiện nay, nợ phải thu của công ty tương đối cao, công ty không nên tăng tín dụng thương mại nữa mà nên cố gắng giảm mức tín dụng, đông thời công ty nên có kế hoạch quản lí các khoản nợ phải thu tối để đảm bảo có thể thu hồi vốn đúng hạn.
Thứ hai, phân tích khách hàng để xác định đối tượng bán chịu phù hợp. Việc xác định được nên bán chịu cho ai để có thể thu hồi nợ, giảm rủi ro trong thanh toán là điều cần thiết.
Đối với những khách hàng uy tín , có quan hệ lâu năm với công ty thì công ty có thể cho khách hàng mua chịu nhiều hơn và chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm trong điều kiện khách hàng gặp khó khăn chưa thanh toán kịp
Đối với những khách hàng mới mà công ty muốn tạo quan hệ lâu dài thì công ty cũng có thể tạo điều kiện về khối lượng và thời hạn thanh toán để duy trì mối quan hệ, có thể yêu cầu thanh toán ngay hoặc bắt đặt cọc tuỳ thuộc và thoả thuận cụ thể đối với từng khách hàng. Những khách hàng mới chưa có uy tín không nắm bắt được khả năng thanh toán, những khách hàng không thường xuyên thì có thể yếu cầu thanh toán ngay, hoặc phải trả trước một phần giá trị lô hàng.
Đối với những khách hàng hay trả chậm, khả năng thanh toán thấp thì có thể giảm lượng hàng bán chịu hoặc không cho mua chịu nữa.
Thứ ba, Công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, trách tình trạng vốn bị ứ đọng quá nhiều trong khâu thanh toán. Vấn đề khó khăn nhất trong chính sách tín dụng thương mại là xác định thời hạn thanh toán và tỷ lệ triết khấu. Nếu không áp dụng chiết khấu thanh toán thì Công ty sẽ phải tốn chi phí quản lý các khoản phải thu, mặt khác Công ty sẽ phải huy động nguồn vốn khác để bổ xung cho nhu cầu vốn lưu động làm tăng chi phí sử dụng vốn. Nếu áp dụng mức chiết khấu thì doanh thu ròng sẽ bị giảm. Vì vậy khi áp dụng chiết khấu thanh toán, Công ty cần phải xem xét khoản tiết kiệm chi phí có đủ bù đắp khoản doanh thu ròng bị giảm không. Chính sách chiết khấu thanh toán có thể áp dụng với từng hợp đồng thanh toán hay từng đơn vị khách hàng. Ví dụ những khách hàng thường hay thanh toán chậm hay những khách hàng mới cần mở rộng quan hệ thì Công ty có thể áp dụng chiết khấu được ghi ngay trên hợp đồng. Như vậy sẽ
khuyến khích khách hàng trả nợ sớm. Những đơn đặt hàng có giá trị lớn thì Công ty cũng nên áp dụng để nhanh chóng thu hồi vốn quay vòng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ tư, thường xuyên kiểm soát nợ phải thu và kiểm soát khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ. Công ty phải mở sổ chi tiết theo dõi nợ phải thu của từng khách hàng, theo dõi tình hình khách hàng. Cần phân loại khách hàng theo tuổi các khoản nợ để thuận tiện cho việc theo dõi. Đối với những khoản nợ đến hạn thanh toán và đặc biệt là các khoản quá hạn thanh toán, công ty cần thường xuyên thúc giục khách hàng trả nợ. Theo dõi chặt chẽ thường xuyên tình hình khách hàng để có thể thu hồi được nợ.
Việc xác định chính sách bán chịu phù hợp, quản lý tốt các khoản phải thu sẽ làm giảm lượng vốn ứ đọng ở khâu lưu thông để tập trung nguồn vốn cho khâu khác đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Xác định được mức bán chịu phù hợp sẽ giảm thiểu mức độ rủi ro cho công ty.
Để có thể áp dụng biện pháp trên công ty cần phân tích tốt nhu cầu vốn lưu động của công ty. Công ty có thể tham khảo phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động mà tôi đã trình bày ở trên. Như đã trình bày ở chương II, căn cứ vào mức vốn lưu động mà công ty có thể huy động được, căn cứ vào hệ số nợ phải thu để xác định giới hạn bán chịu phù hợp. Việc phân loại khách hàng công ty có thể căn cứ vào số liệu về khách hàng qua các sổ chi tiết, nắm vững được lượng đặt hàng của từng công ty, thời hạn thanh toán và phân tích nhu cầu tương lai của công ty có tăng trong năm tới hay không.