CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2009 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ
2.2.2.4 Quản lý vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đảm bảo khả năng thanh toán và nhu cầu chi tiêu thường xuyên của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, đòi hỏi phải có một lượng vốn bằng tiền để đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái
lợi trong hoạt động kinh doanh, tự chủ trong thanh toán. Song, nếu có nhiều tiền mặt cũng không phải là tốt bởi khả năng sinh lời của nó rất thấp. Do vậy, công ty phải tối ưu hoá mức dự trữ ngân quỹ để tránh rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời, cần thiết.
Bảng 10: Kết cấu vốn bằng tiền CHỈ TIÊU 31/12/2010 31/12/2009 Chênh lệch Số Tiền (VNĐ) Tỉ trọng (%) Số Tiền (VNĐ) Tỉ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tiền và các khoản TĐT 12204254846 13089785874 -885531028 -6,77 Tiền mặt 5064356118 41,50 3879550528 29,64 1184805590 30,54 Tiền gửi ngân hàng 7139898728 58,50 9210235346 70,36 -2070336618 -22,48
Qua bảng 10 kết cấu vốn bằng tiền của công ty ta thấy:
Vốn bằng tiền của công ty giảm đôi chút so với năm 2009. Cuối năm 2010 là 12.204.254.846Đ giảm 885.531.028Đ với tỷ lệ giảm 6,77%. Sự thay đổi của vốn bằng tiền là do tác động của hai nhân tố tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Tiền mặt đầu năm là 3.879.550.528đ đến cuối năm 2010 là 5.064.356.118Đ. Như vây lượng tiền mặt cuối năm tăng so với đầu năm làm vốn bằng tiền tăng 1184805590đ tương ứng với tỷ lệ tăng 30,54%.
Tiền gửi ngân hàng: Cuối năm 2010, lượng tiền gửi ngân hàng là 9.210.235.346đ giảm 2.070.336.618Đ so với cuối năm 2009 với tỷ lệ giảm là 22,48%. Do tốc độ tăng tiền mặt nhanh trong khi tiền gửi ngân hàng giảm làm tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn bằng tiền tăng từ 29,64% đầu năm lên 41,5% còn tỷ trọng tiền gửi ngân hàng giảm từ 70,36% đầu năm xuống 58,5%. Lượng tiền gửi ngân hàng giảm trong khi lượng tiền mặt tăng là do Công ty vừa rút một lượng tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để thanh toán lương và các khoản chi phí khác. Trong hoạt động giao dịch hiện nay của doanh nghiệp chủ yếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của doanh nghiệp vì tiền mặt rất linh hoạt.
Nhu cầu tiền mặt qua các thời kỳ là khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu tại từng thời điểm. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhu cầu tiền mặt hợp lý đảm bảo khả năng thanh toán mà chi phí lưu trữ tiền mặt lại thấp nhất. Hiện tại thì công ty vẫn đáp ứng khả năng thanh toán cho nhà cung cấp, Công ty không có nợ quá hạn nên việc dự trữ tiền mặt hiện tại là hợp lý. Tuy nhiên công ty cần phải chú ý không nên để lượng tiền mặt quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá chính xác hiệu quả công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty cần xem xét ảnh hưởng của nó đến khả năng thanh toán của công ty.
Bảng 11: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2009-2010
CHỈ TIÊU ĐV 2010 2009 Chênh lệch
1. Tài sản lưu động VNĐ 77.986.547.193 56.651.913.493 21.334.633.700 37,66 0 37,66 2. Vốn bằng tiền VNĐ 12.204.254.846 13.089.785.874 -885.531.028 -6,77 3. Hàng tồn kho VNĐ 9.070.923.241 10.190.279.550 -1.119.356.309 -10,98 4. Tổng nợ phải trả VNĐ 56.307.447.442 29.318.145.214 26.989.302.228 92,06 5. Nợ ngắn hạn VNĐ 17.415.239.242 9.417.611.131 7.997.628.111 84,92 6. Hệ số KNTT hiện thời Lần 4,48 6,02 -1,54 -25,56 7. Hệ số KNTT toán nhanh Lần 3,96 4,93 -0,98 -19,79 8. Hệ số KNTT tức thời Lần 0,70 1,39 -0,69 -49,58 9.Hệ số thanh toán lãi vay Lần 6,40 8,64 2,24 35,01
Qua bảng số liệu ta thấy:
• Khả năng thanh toán hiện thời: đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cuối năm 2009 là 6,02 lần, đến cuối năm 2010 là 4,48 lần. Như vậy tài sản ngắn hạn vẫn đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện giảm chủ yếu là do năm 2009 doanh nghiệp tăng các khoản phải trả cho người bán và phải trả người lao động. Để có thể đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghịêp ta đi vào nghiên cứu các chỉ tiêu tiếp theo.
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Đây là thước đo khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ mà không phải dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá tồn kho. Hệ số này của công ty cũng giảm từ 4,93 lần từ đầu năm xuống còn 3,96 lần ở cuối năm. Hệ số này cả cuối năm và đầu năm đều rất lớn nếu so với hệ số trung bình của ngành là 0.68 lần, như vậy vốn bằng tiền và các khoản phải thu của công ty đủ đáp ứng nhu cầu hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.
Để thấy rõ hơn tác động của vốn bằng tiền đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta đi xem xét chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời và hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
• Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết hiện công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Cuối năm 2009 Hệ sô thanh toán tức thời là 1,39 lần, cuối năm 2010 là 0,7 lần. Có thể thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm mạnh tuy nhiên khả năng thanh toán vẫn được duy trì ở mức cao.
• Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: đây là chỉ tiêu phản ánh nếu doanh nghiệp sử dụng toàn bộ lợi nhuận để trả lãi vay thì có thể trả với quy mô bằng bao nhiêu. Hệ số này phụ thuộc vào mức sinh lời của tài sản và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty . Cuối năm 2009 hệ số này là 8,64 lần đến cuối năm 2010 hệ số này là 6,4 lần. Tuy hệ số này giảm nhưng công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán lãi vay không ảnh hưởng nhiều đến an toàn tài chính của công ty.
Qua việc phân tích khả năng thanh toán của công ty công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi vay. Tình hình tài chính công ty rất lành mạnh, tuy nhiên việc duy trì lượng lớn vốn bằng tiền và các khoản phải thu sẽ là ko tốt, nó sẽ gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.