Số tuyệt đối Tỉ Lệ (%) 1. Doanh thu thuần VNĐ 188.573.548.223 158.248.017.13
5
30.325.531.08
8 19,162. Ebit VNĐ 19.197.923.448 15.236.909.498 3.961.013.950 26,00 2. Ebit VNĐ 19.197.923.448 15.236.909.498 3.961.013.950 26,00 3. Vốn lưu động bình quân VNĐ 67.319.230.343 50.430.225.203 16.889.005.140 33,49 4. Lợi nhuận trước thuế VNĐ 16.975.925.064 12.856.031.456 4.119.893.608 32,05 5. Lợi nhuận sau thuế VNĐ 12.731.943.798 9.642.023.589 3.089.920.209 32,05 6. Vòng quay VLĐ Vòng 2,80 3,14 -0,34 -10,73 7. Kì luân chuyển VLĐ Ngày 132 118 14 12,02 8. Hàm lượng VLĐ % 35,70 31,87 3,83 12,02 9. Mức sinh lời (9=2/3) % 28,52 30,21 -1,70 -5,61 10. Tỷ suất LNTT trên VLĐ % 25,22 25,49 -0,28 -1,08 11. Tỷ suất LNST trên VLĐ % 18,91 19,12 -0,21 -1,08
Qua bảng 12- các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta có thể đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu đông của công ty :
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: So sánh năm 2010 với năm 2009 cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2009 vòng quay vốn lưu động là 3,14 vòng, năm 2010 là 2,8 vòng (trung bình ngành là 1,29 vòng). Như vậy năm 2010 giảm 0,34 vòng so với năm 2009 với tỷ lệ giảm là 10,73%. Vốn lưu động bình quân và doanh thu đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu (19,16%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân (33,49%). Điều này cho thấy việc chậm đi của tốc độ luân chuyển vốn lưu động là khuyết điểm của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động giảm lên đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 14 ngày với tỷ lệ giảm 12,02%. Nếu như năm 2009 để thực hiện một vòng quay vốn lưu động mất 118 ngày thì năm 2010 thực hiện một vòng quay vốn lưu động mất 132 ngày. Việc giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp làm lãng phí vốn.
Trong năm 2010 công ty đã lãng phí một lượng vốn lưu động là: 360 ) ( * 1 0 1 K K M Vtk = − 360 ) 118 132 ( 188.574× − = = 8.381 (Triệu VNĐ)
Như vậy trong năm 2010 công ty đã lãng phí 8.381 triệu VNĐ vốn lưu động.
Hàm lượng vốn lưu động cho biết để đạt được 100 đồng doanh thu doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Việc để lãng phí vốn lưu động đã làm cho hàm lượng vốn lưu động năm 2010 tăng lên đạt 35,70% với tỷ lệ tăng là 12% so với năm 2009. Điều đó có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2009 cần 31,87đ vốn lưu động, năm 2010 cần 35,7đ vốn lưu động.
Năm 2010 TSLN trước thuế và TSLN sau thuế trên vốn lưu động giảm nhẹ và đều giảm với tỷ lệ 1,08% so với năm 2009
Nhìn chung trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động và đã đạt được những thành tích nhất định nhưng xét theo tổng thể thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đang giảm. Doanh nghiệp cần có giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở từng khâu từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
2.2.2.6 Những vấn đề đặt ra với công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần đá mài Hải Dương. lưu động tại Công ty cổ phần đá mài Hải Dương.
• Những thành tích đạt được
Quy mô vốn kinh doanh của Công ty được mở rộng, Công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty cho phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất. Đó là tăng tỷ trọng TSDH, giảm tỷ trọng TSNH bằng cách đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng để mở rộng sản xuất góp phần tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Doanh thu, lợi nhuận của Công ty liên tục tăng với tốc độ tăng lớn và khá ổn định qua các năm.
Tình hình tài chính của công ty rất lành mạnh với khả năng thanh toán cao. Công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để nâng cao tỷ suất sinh lời vốn kinh doanh nhưng vẫn đáp ứng khả năng thanh toán lãi vay đảm bảo uy tín với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Công tác quản lý hàng tồn kho đã thu được những thành tựu nhất định thể hiện qua việc tăng tốc độ quay hàng tồn kho góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
• Những mặt hạn chế
Qua phân tích đánh giá tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác quản lý vốn lưu động nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty.
Thứ nhất, Công ty chưa chú trọng đến việc xác định nhu cầu vốn lưu động. Việc dự báo nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác khiến Công ty bị động trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, kết cấu vốn lưu động chưa hợp lý, vốn huy động được phân bổ ở hàng tồn kho thấp, vốn các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao. Trong điều kiện hiện tại khi giá các nguyên liệu chủ yếu đang tăng đột biến thì lượng dự trữ như mức hiện tại sẽ gây khó khăn cho công ty.
Thứ ba, công tác quản lý các khoản phải thu còn nhiều bất cập. Năm 2010 các khoản phải thu lên đến 56.711.369.106Đ chiếm tỷ trọng 72,72% trong tổng tài sản lưu động. Vốn của công ty đang bị chiếm dụng là rất lớn làm ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc duy trì các khoản phải thu ở mức cao làm tăng rủi ro không thu hồi được nợ.
Thứ bốn, mặc dù công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty đã đảm bảo tương đối tốt khả năng thanh toán. tuy nhiên, Công ty đang duy trì lượng lớn tiền mặt để nhàn rỗi và một lượng lớn tiền gửi tại ngân hàng với lãi suất thấp làm ứ đọng một lượng lớn vốn đồng thời giảm khả năng sinh lời của vốn.
Thứ năm, Tốc độ tăng doanh thu chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô vốn kinh doanh làm giảm tốc độ quay vòng vốn lưu động gây lãng phí vốn.
Tìm hiểu và thấy được những tồn đọng trên, Công ty cần có những biện pháp kịp thời khắc phục để có thê nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn lưu đọng, đảm bảo an toàn tài chính, giúp công ty hoàn thành được các nhiệm vụ trong tình hình mới, đưa công ty ngày càng phát triển.
CHƯƠNG III