ĐÁ MÀI HẢI DƯƠNG
3.2.1. Lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động phù hợp với đặc thù tình hình công ty và chủ động hơn trong việc tổ chức huy
hợp với đặc thù tình hình công ty và chủ động hơn trong việc tổ chức huy động vốn
Qua phân tích đánh tình hình huy động và sử dụng vốn trong thời gian qua cho thấy công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động chưa chính xác lắm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nguyên nhân là do thời gian qua công ty chưa thực sự chú trọng tới công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động. Đặc thù sản xuất theo đơn đặt hàng nên có thể làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động tạm thời trong trường hợp đơn đặt hàng tăng lên đột biến. Do vậy chỉ căn cứ vào lượng tồn kho cuối kỳ xác định theo tỷ lệ % doanh thu thì sẽ không đảm bảo độ chính xác.
Trong năm tới công ty cần chú trọng hơn đến công tác dự báo nhu cầu vốn lưu động. Với tình hình công ty hiện nay thì công ty có thể tham khảo phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động trong năm vừa qua. Cụ thể của phương pháp như sau:
Năm 2010 doanh thu thuần về bán hàng của công ty là 188.573 triệu đồng. Công ty dự kiến năm tới doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ sẽ tăng lên 20%. Như vậy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ dự kiến năm 2011 là: 288 . 226 % 120 573 . 188 × = ( triệu đồng)
Năm 2010 vòng quay vốn lưu động của công ty là 2,80 vòng. Dự kiến trong năm tới giá nguyên liệu chính để sản xuất sẽ tăng cao nên công ty cần tăng dự trữ nguyên vật liệu. Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu nên tín dụng thương mại chưa chắc đã giảm. Vòng quay vốn lưu động dự kiến đạt 3,0 vòng/năm. Căn cứ vào doanh thu thuần và vòng quay vốn lưu động dự kiến năm 2010 ta đi xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2010: 429 . 75 0 , 3 228 . 226 = (triệu đồng)
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động, công ty có cơ sở để huy động nguồn vốn để đáp ứng đủ nhu cầu. Công ty cần phân tích xác định huy động nguồn vốn nào là có lợi nhất cho công ty, chi phí sử dụng vốn hợp lý mà rủi ro tài chính không cao. Công ty nên tận dụng tối đa nguồn lợi nhuận để lại để tái đầu tư. Đây là nguồn tài trợ mang lại tính chủ động linh hoạt trong hoạt động tổ chức của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn tài trợ này ít hay nhiều lại tuỳ thuộc vào lợi nhuận đạt được, chính sách phân phối lợi nhuận của công ty. Trong điều kiện hiện nay khi công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì nên tận dụng tốn đa nguồn lợi nhuận để lại đáp ứng nhu cầu vốn.
Nguồn tín dụng ngân hàng: Đây cũng là một nguồn vốn rất quan trọng với doanh nghiệp. Công ty cần có quan hệ tốt với các ngân hàng để có thể vay đảm bảo nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên xác định vay bao nhiêu thì công ty cần căn cứ vào nhu cầu thường xuyên hàng tháng, khả năng trả nợ của công ty.
Dự báo được chính xác nhu cầu vốn lưu động, công ty sẽ chủ động hơn trong việc huy động vốn, huy động lượng vốn sát với nhu cầu thực tế sẽ tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, hay thiếu vốn.
Để có thể thực hiên biện pháp này, công ty cần chú ý hơn đến công tác dự báo, bộ phận tài chính kế toán cần có sự phối hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường để trên cơ sở thực tế dự báo được nhu cầu vốn lưu động chuẩn xác hơn. Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng để xem xét đánh giá lượng vốn có thể huy động được từ các nguồn là bao nhiêu từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể chi tiết nếu nguồn vốn huy động không đủ.